Nghĩa của kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Thu hoạch BDTX môn Vật lý (Trang 148 - 149)

Có nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá. Tuy nhiên, khái niệm đánh giá đợc đa số các nhà giáo dục thống nhất “đó là quá trình thu thập, lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lợng, hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo ...”.

Liên quan đến thuật ngữ đánh giá còn phải kể đến một số thuật ngữ:

- Kiểm tra: đó là phơng tiện và hình thức của đánh giá. Nh vậy kiểm tra chỉ là một khâu của quá trình đánh giá.

- Đo: là so sánh hệ thống các kiến thức, kĩ năng, thái độ của một cá nhân hoặc tập thể ngời học với hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ coi là chuẩn.

Để nâng cao tính khách quan, độ trung thực trong đánh giá, các bài kiểm tra cần gắn với các mục tiêu của bài học, biểu điểm đợc chuẩn bị trớc và có thể điều chỉnh trong khi chấm. Tuy nhiên, phần đông ngời đợc đánh giá chỉ quan tâm đến điểm số mà không chú ý, không coi trọng đến những lời nhận xét của GV trong bài làm. Chính vì chạy theo điểm số nên có GV chỉ chú trọng dạy những gì HS sẽ phải thi, phải kiểm tra, bỏ qua những phần chơng trình thấy không phục vụ cho thi cử.

Thực tế cho thấy, việc đánh giá kết quả học tập còn có một số nhợc điểm: - Hình thức đánh giá còn đơn điệu, không có khả năng phân hoá HS.

- Nội dung đánh giá còn thiên về kiểm tra khả năng ghi nhớ và tái hiện, hoặc ra bài kiểm tra theo khuôn mẫu đã có (trong SGK, sách bài tập ).…

- Kết quả kiểm tra khó đo lờng và phản ánh đúng năng lực, trình độ học tập, cha tạo ra những cơ sở tin cậy để đánh giá quá trình dạy và học bộ môn hoặc giúp giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục có căn cứ để điều chỉnh các yếu tố có liên quan trực tiếp tới chất lợng dạy và học vật lí trong nhà trờng.

Đánh giá kết quả học tập bộ môn vật lí có ý nghĩa quan trọng trong việc: - Xác định trình độ, năng lực học tập bộ môn của HS vào những thời điểm nhất định theo những yêu cầu nhất định.

- Cung cấp những thông tin tơng đối chính xác về: nội dung học tập và mức độ HS đã hoặc cha đạt yêu cầu của mục tiêu đề ra, nguyên nhân ở đâu, từ đó đề xuất các biện pháp kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học.

- Góp phần điều chỉnh phơng pháp dạy và phơng pháp học.

- Đánh giá, đo lờng kết qủa thực hiện của chính bản thân học sinh so với những mục tiêu đã định trong chơng trình bộ môn.

- Đánh giá, đo lờng kết qủa thực hiện của chính bản thân HS so với mặt bằng chất lợng chung của HS cùng lớp trong học tập môn vật lí, cung cấp thông tin ng- ợc cho HS về quá trình học để tự điều chỉnh, kích thích hoạt động học, khuyến khích tự đánh giá.

Một phần của tài liệu Thu hoạch BDTX môn Vật lý (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w