Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 165 - 169)

- Giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dới trong việc giải quyết vụ án hình sự

3.3.2. Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

BLTTHS của nớc ta đợc Quốc hội thông qua ngày 2/6/1988 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1989, qua hơn 10 năm thực hiện đến nay đã đợc sửa đổi, bổ sung ba lần. Tuy nhiên, trớc yêu cầu mới của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, theo chơng trình xây dựng pháp luật của Quốc hội vào những năm sắp tới Bộ luật này cần phải đợc sửa đổi toàn diện cho phù hợp với tình hình mới. Dới góc độ để tăng cờng chất lợng, hiệu quả của việc thực hành quyền công tố trong TTHS, theo chúng tôi cần sửa đổi, bổ sung một số quy định dới đây của BLTTHS.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng để thực hành quyền công tố có hiệu quả, đó là việc phát hiện kịp thời, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, mọi hành vi phạm tội xảy ra đều phải đợc khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời theo pháp luật. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lợng hoạt động của cơ quan điều tra. Tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra của n- ớc ta phải đợc đổi mới theo hớng vừa thu gọn đầu mối chỉ đạo, lãnh đạo điều tra tập trung thống nhất, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động trinh sát với hoạt động điều tra theo tố tụng, vừa kết hợp với điều tra chuyên sâu đối với các loại tội phạm trên từng lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội.

Trong giai đoạn điều tra tội phạm, cần đề cao hơn nữa vai trò công tố của Viện kiểm sát trên các phơng diện: tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm; quyết định việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn mà trớc hết là biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; quyết định việc truy tố, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Do đó, cần sửa đổi một số quy định cụ thể sau đây của BLTTHS hiện hành.

Thứ nhất, để khẳng định rõ hơn quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố cần bổ sung vào Điều 90 BLTTHS quy định: "Quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 48 giờ phải đợc gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố". Đồng thời, nên bỏ quyền khởi tố vụ án hình sự của Tòa án (quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 87 BLTTHS) mà chỉ quy định cho Tòa án có quyền yêu cầu khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử phát hiện đợc tội phạm hoặc ngời phạm tội mới cần phải đợc điều tra bổ sung. Bởi vì chức năng của Tòa án là xét xử và Tòa án chỉ có thể thực hiện việc xét xử khi Viện kiểm sát thực hành quyền công tố; một tội phạm đợc đa ra Tòa xét xử phải qua các trình tự khởi tố - điều tra - truy tố - xét xử. Do đó, trong trờng hợp Tòa án yêu cầu khởi tố, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét, nếu xác định có căn cứ thì Viện kiểm sát quyết định khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố điều tra.

Thứ hai, cần sửa đổi quy định về việc Viện kiểm sát rút quyết định truy tố. Theo Điều 156 BLTTHS hiện hành thì: "Nếu xét thấy có những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này hoặc khi có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo, Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trớc khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án". Chúng tôi cho rằng, quy định này không phù hợp, không bảo đảm tính độc lập của Viện kiểm sát trong thực hành

quyền công tố, bởi vì khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt việc thực hành quyền công tố. Do đó, cần phải sửa đổi quy định này theo hớng khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố thì đồng thời Viện kiểm sát có quyền đình chỉ vụ án.

Tơng tự nh vậy, để khẳng định rõ vai trò của Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hành quyền công tố, cũng nh vai trò của Tòa án là cơ quan xét xử, cần sửa đổi một số quy định tại Điều 169 của BLTTHS theo hớng: tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố. Trong trờng hợp rút toàn bộ quyết định truy tố, vụ án phải đợc đình chỉ, nếu rút một phần quyết định truy tố thì Tòa án chỉ xét xử phần còn lại.

Thứ ba, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Bởi vì không một công dân nào có thể bị Tòa án đa ra xét xử về mặt hình sự nếu không bị Viện kiểm sát truy tố. Điều 170 BLTTHS nớc ta đã phản ánh đúng đắn quan điểm này rằng: "Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã đa ra xét xử". Đây không phải là vấn đề mới trong hoạt động t pháp hiện đại. Ngay ở nớc ta, cách đây hàng trăm năm, Điều 670 Bộ Quốc triều hình luật đã quy định: "Cơ quan xét án phải theo tố cáo trạng mà xét hỏi. Nếu ra ngoài tố cáo trạng, tìm ngời khác để buộc tội thì phải xử là tội cố ý bắt tội ngời". Do đó, gần đây có một số quan điểm đề nghị sửa đổi điều này theo hớng "Tòa án xét xử những bị cáo và hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã đa ra xét xử", là quan điểm không đúng. Điều luật này cần tiếp tục giữ nguyên nh luật hiện hành là phù hợp.

Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, cần sửa đổi các quy định để nâng cao tính chủ động và tăng cờng trách nhiệm của Kiểm sát viên tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, ngoài việc công bố cáo trạng hoặc quyết định khác của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên phải tích cực thẩm vấn, tranh luận với luật s, ngời bào chữa và những ngời tham gia tố tụng khác, để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án. Đồng thời, Kiểm sát viên phải chú ý phát hiện kịp thời những vi phạm của Hội đồng xét xử để đề ra biện pháp khắc phục. Những bản án và quyết định của Tòa án không có căn cứ và trái pháp luật phải đợc kháng nghị kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS để nâng cao vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố, nhất là trong giai đoạn điều tra tội phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành ở giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có nhiều quyền năng quan trọng, từ việc quyết định việc khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam đến việc truy tố. Đây là những quyết định trực tiếp liên quan đến sinh mạng chính trị, những quyền cơ bản của công dân. Do vậy, theo nguyên tắc "quyền càng cao thì trách nhiệm càng lớn", cần thiết phải quy định đầy đủ và làm rõ hơn trách nhiệm của Viện trởng, Phó Viện trởng và các Kiểm sát viên trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trong việc khởi tố, truy tố và ra các quyết định khác về việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trờng hợp để xảy ra oan, sai thì Viện kiểm sát phải bồi thờng, cá nhân Kiểm sát viên tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thờng theo quy định của pháp luật.

- Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS mà trớc hết là những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên, của Kiểm sát viên theo hớng cụ thể hơn nhằm nâng cao tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm về những hành vi và quyết định của mình trong điều tra khám phá tội

phạm. Trong BLTTHS hiện hành, cũng nh Kiểm sát viên, Điều tra viên là ng- ời tiến hành tố tụng nhng nhiệm vụ và quyền hạn của họ cha đợc quy định rõ là một hạn chế cần đợc khắc phục trong lần sửa đổi toàn diện BLTTHS vào thời gian tới đây.

- Cần sửa đổi, bổ sung các quy định để bảo đảm phát huy tác dụng nguyên tắc bào chữa trong TTHS Việt Nam theo hớng tăng cờng vai trò của Luật s và những ngời bào chữa khác, mở rộng khả năng tham gia tố tụng của họ ở các giai đoạn TTHS, nhất là ở giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Sự có mặt của ngời bào chữa có tác dụng to lớn trong việc phát huy tính tích cực và tính thận trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là đối với hoạt động công tố của Viện kiểm sát các cấp.

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 165 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w