Nâng cao chất lợng thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử hình sự

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 136 - 142)

- Thực hiện có hiệu quả quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra

3.2.3. Nâng cao chất lợng thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử hình sự

xử hình sự

Trong toàn bộ hoạt động công tố thì thực hành quyền tố ở cấp sơ thẩm có vị trí rất quan trọng vì là lần trớc tiên buộc tội công khai ngời phạm

tội trớc Tòa, nếu bảo đảm vững chắc việc truy tố, làm cho việc xét xử đúng đắn thì không chỉ xử lý nghiêm minh đợc ngời phạm tội mà còn đem lại ý nghĩa tích cực trong công tác phòng ngừa tội phạm. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ngay từ khi có quyết định truy tố bị can ra Tòa, Kiểm sát viên đợc phân công tham gia phiên tòa phải nắm chắc toàn bộ hồ sơ chứng cứ của vụ án. Phải xem xét một cách toàn diện, đầy đủ các tình tiết, các căn cứ buộc tội và gỡ tội. Trên cơ sở đó mà dự thảo bản luận tội, chuẩn bị đề cơng xét hỏi và dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa, các tình huống phát sinh và phơng pháp giải quyết (xuất hiện tình huống mới làm thay đổi bản chất vụ án, bị cáo phản cung không nhận tội, các nhân chứng phủ nhận lời khai trớc đó của mình tại cơ quan điều tra...). Đối với các căn cứ gỡ tội hoặc khiếu nại oan, sai của bị cáo phải đợc kiểm tra, đánh giá thật khách quan, nếu thấy việc điều tra cha đầy đủ, phiến diện thì kiên quyết yêu cầu điều tra bổ sung. Trong trờng hợp phát hiện thấy không đủ chứng cứ để kết tội bị cáo nh- ng khả năng điều tra công khai tại phiên tòa có thể làm rõ đợc thì cần chủ động phối hợp với Tòa án để đấu tranh, không cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung; nếu có căn cứ khẳng định rõ ràng việc truy tố bị can là không đúng thì phải rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật TTHS.

Kiểm sát viên phải bám sát vào quá trình chuẩn bị đa vụ án ra xét xử để kiểm sát việc chấp hành thời hạn xét xử vụ án và việc ra các quyết định khác của Tòa án theo đúng quy định của pháp luật; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì phải kiến nghị, kháng nghị yêu cầu Tòa án khắc phục kịp thời. Kiểm sát viên, ngoài việc nghiên cứu hồ sơ vụ án cần chú ý xem xét các khiếu nại của bị cáo và những ngời tham gia tố tụng khác, phải lắng nghe d luận của nhân dân nơi xảy ra vụ án hoặc những tin tức có liên quan đến vụ án đợc đăng tải trên các phơng tiện thông tin đại chúng... nhằm để hiểu biết sâu sắc hơn về vụ án.

Khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải tích cực phối hợp cùng Tòa án đấu tranh làm rõ tội phạm và lỗi của bị cáo trớc pháp luật thông qua các hành vi: công bố cáo trạng; tham gia thẩm vấn bị cáo, ngời làm chứng và ngời bị hại, tranh luận với luật s, luận tội. Đối với các căn cứ buộc tội cần xem xét đánh giá từng chứng cứ một cách khách quan, đồng thời đối chiếu với các quy định của pháp luật để kết tội bị cáo, đề xuất mức án đúng pháp luật. Kiểm sát viên luôn luôn phải tập trung chú ý toàn bộ diễn biến phiên tòa để kịp thời nắm bắt những vấn đề khác nảy sinh để chủ động có biện pháp giải quyết; cũng nh phát hiện đợc các vi phạm pháp luật của Hội đồng xét xử nh: mớm cung, bức cung đối với những ngời tham gia tố tụng, áp dụng không đúng các quy định của BLHS trong việc định tội và tuyên hình phạt... mà đề ra biện pháp khắc phục.

Trong quá trình duy trì quyền công tố tại phiên tòa, qua hệ thống chứng cứ đợc thẩm tra và kết quả diễn biến phiên tòa thấy đủ căn cứ khẳng định rằng bị cáo không có tội hoặc bị cáo không thực hiện tất cả các hành vi nh cáo trạng truy tố thì Kiểm sát viên cần chủ động rút toàn bộ quyết định truy tố hoặc rút một phần quyết định truy tố. Trờng hợp xét thấy bị cáo phạm vào tội danh nhẹ hơn thì đề nghị Hội đồng xét xử kết tội bị cáo về tội danh đó, trong mọi trờng hợp Kiểm sát viên không đợc đề nghị Hội đồng xét xử kết tội bị cáo về một tội danh nặng hơn tội danh đã truy tố.

Kiểm sát viên tiếp tục duy trì quyền công tố trớc phiên tòa bằng bản luận tội, nhiệm vụ của Kiểm sát viên là ở chỗ giúp cho Hội đồng xét xử hình thành niềm tin nội tâm ra đợc bản án có căn cứ và hợp pháp; bằng lời phát biểu của mình, Kiểm sát viên phải lên án mạnh mẽ về mặt đạo đức đối với tội phạm và ngời phạm tội, đóng góp vào việc truyền bá ý thức chính trị và pháp luật cho những ngời đến tham dự phiên tòa, nâng cao trình độ văn hóa chung và trình độ pháp luật cũng nh giáo dục tinh thần tôn trọng pháp luật và các quy tắc của đời sống công cộng đối với họ.

Xét về tính chất pháp lý và ý nghĩa tố tụng, thì việc luận tội của Kiểm sát viên trớc phiên tòa là một hoạt động trung tâm của quá trình thực hành quyền công tố trớc Tòa án, do đó phải đáp ứng đợc những yêu cầu nhất định. Để lời buộc tội có cơ sở pháp lý, Kiểm sát viên phải dựa trên tất cả các chứng cứ đã đợc thẩm tra tại phiên tòa; không đợc viện dẫn những chứng cứ cha đợc xem xét tại phiên tòa. Trong trờng hợp cần phải đề xuất chứng cứ mới thì trớc khi sử dụng chứng cứ này để buộc tội, Kiểm sát viên phải yêu cầu Tòa án làm rõ chứng cứ này tại Tòa. Trong khi luận tội, Kiểm sát viên không nên liệt kê các chứng cứ mà phải phân tích và đánh giá một cách khách quan các chứng cứ đó trên cơ sở niềm tin nội tâm của mình. Niềm tin nội tâm đó phải dựa trên tổng thể các chứng cứ đã có, trên cơ sở pháp luật và ý thức pháp luật XHCN. Trong bản luận tội, Kiểm sát viên dẫn ra những tình tiết, sự kiện phải chính xác và đúng đắn, không thể đa ra những kết luận dựa trên những sự kiện cha rõ ràng hoặc do suy đoán, thiên kiến. Kiểm sát viên phải tin tởng một cách chắc chắn những gì mình nói trên cơ sở hiểu biết sâu sắc từng chi tiết trong hồ sơ vụ án, sử dụng đúng đắn và đánh giá một cách khách quan những chứng cứ mà Tòa án đã kiểm tra. Chỉ có nh vậy, bản luận tội mới có sức truyền cảm để bị cáo nhận thức rõ tội lỗi của mình và tính tất yếu phải chịu hình phạt là do hành vi phạm tội gây ra, làm cho nhân dân tham dự phiên tòa cảm nhận ngay rằng những đề nghị, yêu cầu của Kiểm sát viên là công minh và có căn cứ vững chắc.

Kiểm sát viên khi luận tội phải chú ý đến tính chất trong sáng của ngôn ngữ, không nên sử dụng những từ ngữ xa lạ, khó hiểu, mà nên nhớ rằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất là ngôn ngữ chính thống đợc dùng trong cuộc sống hàng ngày và ngôn ngữ đợc ghi trong điều luật; không dùng các từ ngữ chuyên môn mà chỉ Kiểm sát viên, Thẩm phán và Luật s mới hiểu; không sử dụng những từ ngữ mà không thể hiện đợc bản chất sự việc hoặc những cụm từ chung chung thiếu cụ thể nh: "vào khoảng tháng hai", "đã đâm vào cơ thể

con ngời ", "nhìn chung"....; không nên dùng từ ngữ quá cờng điệu tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo kiểu "đao to, búa lớn" nhng khi đề nghị mức hình phạt lại không tơng xứng. Thí dụ luận tội rằng, hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây căm phẫn trong quần chúng nhân dân... nhng lại đề nghị cho bị cáo đợc hởng án treo. Không đợc dùng những lời lẽ thô bỉ, mạt sát hạ thấp danh dự, nhân phẩm của bị cáo khi phân tích và đánh giá về nhân thân của họ, vì nh thế sẽ không đem lại sự cảm hóa, giáo dục đối với bị cáo mà còn kích động họ đối lập lại với pháp luật.

Để nâng cao chất lợng bản luận tội, Kiểm sát viên cần chuẩn bị kỹ l- ỡng nội dung luận tội trong từng vụ án và đối với từng bị cáo, cần khắc phục tình trạng "tùy cơ ứng biến" không có sự chuẩn bị trớc hoặc tình trạng dùng luận tội đợc viết sẵn mà không có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến tại phiên tòa. Thông thờng một bản luận tội gồm có các phần sau đây:

- Phân tích, đánh giá chứng cứ;

- Đánh giá về mặt pháp lý của tội phạm; - Tính chất nhân thân bị cáo;

- Đánh giá về mặt chính trị - xã hội của tội phạm; - Đề nghị mức hình phạt;

- ý kiến về việc bồi thờng thiệt hại;

- Đề xuất những biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Cơ cấu đó của bản luận tội hoàn toàn đáp ứng đợc vai trò thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trớc Tòa. Tuy nhiên, căn cứ vào từng vụ án cụ thể mà vị trí của từng phần trong cơ cấu chung và phạm vi vấn đề của từng phần có thể thay đổi. Chẳng hạn, khi mà việc định tội còn có khó khăn thì bản luận tội của Kiểm sát viên cần chú ý đến phần này nhiều hơn. Đối với

những vụ án chủ yếu là những chứng cứ gián tiếp thì luận tội phải tập trung vào việc phân tích, đánh giá các chứng cứ cho lôgíc và chặt chẽ. Việc sắp xếp vị trí phần này hay phần kia, trớc hay sau phải thể hiện tính liên tục và nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phần này bổ sung cho phần kia, phần sau xuất phát từ phần trớc.

Bản luận tội là văn bản pháp lý thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, cần phải đợc đa vào hồ sơ chính của vụ án và coi đó là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vụ án một cách khách quan, toàn diện.

Ngay sau khi xét xử, Kiểm sát viên cần chủ động phát hiện những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định của Tòa án, cụ thể đó là những vi phạm gì về luật TTHS, về luật hình sự, và có nghiêm trọng hay không để báo cáo Viện trởng Viện kiểm sát cấp mình quyết định việc kháng nghị. Đặc biệt đáng chú ý trong trờng hợp Tòa tuyên không phạm tội thì cần xem xét lại toàn diện các chứng cứ và đối chiếu với các quy định của pháp luật để có kháng nghị chính xác.

Kháng nghị những bản án hoặc quyết định có vi phạm pháp luật của Tòa án là một trong những quyền năng pháp lý quan trọng của Viện kiểm sát để bảo đảm hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động t pháp để loại trừ những vi phạm pháp luật trong việc xét xử của Tòa án. Kháng nghị của Viện kiểm sát theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm không chỉ là quyền hạn mà còn là trách nhiệm của Viện kiểm sát trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và các việc làm vi phạm pháp luật. Những kháng nghị về nội dung của bản án có vi phạm trong việc áp dụng BLHS trong việc kết luận tội phạm, xác định tội danh hoặc mức án, mức bồi thờng thiệt hại, là những kháng nghị thuộc nội dung quyền công tố. Còn những kháng nghị về thủ tục tố tụng nh thành phần Hội đồng xét xử không đúng, bị

cáo là ngời cha thành niên nhng không có ngời bào chữa... là những quyền năng thuộc nội dung chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Nếu việc chấp hành pháp luật không đúng sẽ ảnh hởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, gây nghi ngờ trong d luận quần chúng. Do vậy, với trọng trách của mình, Viện kiểm sát các cấp phải chú trọng đến công tác này, tránh khuynh hớng nể nang, ngại va chạm mà bỏ qua những vi phạm pháp luật của Tòa án.

Để bảo đảm chất lợng của kháng nghị đối với những bản án hoặc quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật, trớc khi ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải xác định một cách cụ thể những vi phạm pháp luật của bản án hoặc của quyết định là những vi phạm gì, về nội dung hay về thủ tục; căn cứ pháp lý, tức là nội dung điều luật nào bị vi phạm, lập hồ sơ kháng nghị có đầy đủ tài liệu chứng cứ làm cơ sở vững chắc cho quyết định kháng nghị. ở Viện kiểm sát cấp huyện khi cần thiết nên thực hiện chế độ thỉnh thị kháng nghị. Còn ở Viện kiểm sát cấp tỉnh trở lên thì do tính chất kháng nghị thờng nghiêm trọng hơn và ở các cấp này còn có quyền rút quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dới. Do đó, cần có một bộ phận chịu trách nhiệm thẩm định quyết định kháng nghị trớc khi ban hành chính thức để bảo đảm hiệu lực của kháng nghị. Đối với Viện kiểm sát cấp trên khi rút quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải đợc thực hiện một cách thận trọng, tránh để xảy ra những trờng hợp kháng nghị đúng nhng Viện kiểm sát cấp trên lại rút thiếu căn cứ làm giảm hiệu lực thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động t pháp.

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w