Phạm vi quyền công tố trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 29 - 32)

Đến nay khi đề cập đến phạm vi quyền công tố trong TTHS các luật gia còn có nhiều ý kiến khác nhau song chung quy là có ba loại ý kiến đó là:

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi có quyết định truy tố và kết thúc khi Công tố viên buộc tội xong tại phiên tòa sơ thẩm. Quan niệm nh vậy về phạm vi quyền công tố là đúng với bản chất

của công tố là quyền đại diện cho lợi ích công để đa vụ án ra Tòa và buộc tội bị cáo. Họ cho rằng, quyền công tố không có trong giai đoạn điều tra, vì giai đoạn điều tra chỉ là giai đoạn thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc đa vụ án ra Tòa. Cơ sở lý luận mà họ dựa vào là quan điểm của V.I.Lênin, rằng "quyền và bổn phận duy nhất của Công tố viên là đa vụ án ra Tòa"; họ cũng dựa vào quy định của pháp luật ở nhiều nớc trên thế giới và khu vực về chức năng, nhiệm vụ của Viện công tố là truy tố và thực hiện việc buộc tội. ở một số nớc, cơ quan công tố nằm ngay trong Tòa sơ thẩm, các Công tố viên với tính cách là ngời đại diện cho quyền lực công đa vụ án ra Tòa và đứng ra phê phán tội lỗi của bị cáo, yêu cầu Tòa án tuyên hình phạt đối với bị cáo. Chúng tôi nhận thấy, loại ý kiến này đã nhầm lẫn giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố dẫn đến thu hẹp không chỉ nội dung mà còn thu hẹp cả phạm vi của quyền công tố. Điều này đã gặp khó khăn khi cắt nghĩa các hoạt động tố tụng khác, chẳng hạn: việc quyết định khởi tố vụ án để mở đầu quá trình tố tụng nhằm làm rõ tội phạm xảy ra; việc khởi tố bị can, tức là đa một ngời nghi vấn vào vòng tố tụng để chứng minh lỗi của họ trong khi thực hiện tội phạm... thì đó là quyền gì? Việc kháng nghị các bản án hoặc quyết định của Tòa án có sai lầm trong việc áp dụng Luật hình sự hoặc vi phạm nghiêm trọng về thủ tục TTHS có phải là những biện pháp thuộc nội dung của quyền công tố hay không? Rõ ràng, quan niệm về phạm vi quyền công tố nh đã nêu trên là cha có cơ sở thuyết phục, còn nhiều điểm bất hợp lý.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Quan điểm này tuy đã mở rộng thời điểm bắt đầu nhng lại giới hạn thời điểm kết thúc của quyền công tố trong TTHS quá sớm nên gặp nhiều vớng mắc khó mà cắt nghĩa đợc. Đó là việc tại các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hình sự, sự có mặt của Công tố viên (Kiểm sát viên) vẫn là ngời đại diện cho lợi ích công trình bày quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Nh vậy, nếu quan niệm

phạm vi kết thúc của quyền công tố tại thời điểm bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật sẽ không lý giải đợc vấn đề vị trí, vai trò của Công tố viên khi tham gia phiên tòa phúc thẩm và giám đốc thẩm với tính cách là nhân vật đại diện cho công quyền tiếp tục thực hiện việc buộc tội bị cáo.

Loại ý kiến thứ ba cho rằng, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi ngời phạm tội chấp hành xong bản án [34, tr. 142]. Những ngời theo quan điểm này đã mở rộng phạm vi của quyền công tố trong TTHS coi quyền công tố là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đến cùng đối với ngời phạm tội. Bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cũng chỉ là căn cứ để Nhà nớc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự, ở đây là hình phạt mà ngời bị kết án có nghĩa vụ phải thi hành. Khi ngời phạm tội cha thực hiện xong nghĩa vụ này đối với Nhà nớc thì điều đó cũng có nghĩa là họ cha chấp hành xong trách nhiệm hình sự, theo đó quyền công tố vẫn phải tiếp tục tác động để bảo đảm hiệu quả của cả quá trình tố tụng, bảo đảm mục đích của quyền công tố là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đến cùng đối với ngời phạm tội. Theo chúng tôi, việc mở rộng phạm vi quyền công tố nh đã nêu trên là không chính xác, đã đồng nhất việc truy cứu trách nhiệm hình sự với việc thực hiện trách nhiệm hình sự của ngời đã thực hiện tội phạm. Cần nhấn mạnh rằng, về bản chất ở giai đoạn thi hành án là không có việc tiến hành tố tụng, không có việc chứng minh và buộc tội nữa, ở đây đơn giản chỉ là sự thi hành bản án hoặc quyết định của Tòa án. Quyền công tố, quyền bào chữa cũng nh quyền tài phán của Tòa án đã chấm dứt. Do vậy không thể coi quyền công tố có ở giai đoạn thi hành án mà nó chấm dứt khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị.

Những quan điểm trên đây tuy khác nhau về phạm vi quyền công tố trong TTHS nhng có điểm chung nhất bao gồm quyền truy tố và buộc tội bị

cáo. Theo chúng tôi để xác định đúng đắn phạm vi quyền công tố cần phải xuất phát từ những quan điểm sau đây:

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 29 - 32)