- Giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dới trong việc giải quyết vụ án hình sự
3.2.6. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ của ngành kiểm sát
Thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách t pháp, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đòi hỏi phải coi đổi mới công tác tổ chức và cán bộ của ngành kiểm sát là một trong những biện pháp quan trọng để Viện kiểm sát tập trung làm tốt chức năng công tố. Ngành kiểm sát phải tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên tinh thần Nghị quyết lần thứ ba Ban chấp hành Trung ơng Đảng (khóa VII) về "Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng"; Nghị quyết lần thứ ba Ban chấp hành Trung ơng Đảng (khóa VIII) về "Chiến lợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc"; Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ơng Đảng (khóa VIII) về "Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị…" và đáp ứng yêu cầu cải cách t pháp theo tinh thần Nghị quyết 08 NQ/TW của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác t pháp trong thời gian tới"; quán triệt đầy đủ các quy định của Luật tổ chức VKSND mới về tiêu chuẩn, trình độ và trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên, Điều tra viên. Đồng thời ngành kiểm sát nhân dân cần gấp rút tổ chức triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ cấp bách sau đây:
Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải tuyệt đối dựa trên cơ sở giữ vững và tăng cờng bản chất giai cấp công nhân của Đảng đồng thời phải gắn với cơ chế, chính sách pháp luật. Đảng thống nhất lãnh
đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ.
Hai là, xác định rõ mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ ở cả ba cấp kiểm sát trên cơ sở chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp và yêu cầu về tiêu chuẩn hóa cán bộ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, bảo đảm đủ về số lợng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự kế thừa, chuyển tiếp các thế hệ cán bộ tới năm 2005 và 2010.
Ba là, hết sức coi trọng và tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trẻ hóa cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa, khắc phục tình trạng hẫng hụt, chắp vá thiếu cán bộ. Phải có biện pháp điều động, luân chuyển cán bộ, quy hoạch và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ. Có quan điểm và phơng pháp đánh giá, sử dụng và đề bạt cán bộ một cách khoa học, công tâm, khách quan và bảo đảm đúng quy trình.
Bốn là, tiếp tục đổi mới và kiện toàn cơ quan tham mu về công tác tổ chức cán bộ. Chú trọng công tác dự báo chiến lợc, tập trung nghiên cứu và đề xuất kịp thời một số chính sách và hoàn thiện hệ thống các quy chế về công tác cán bộ. Trớc hết, về mặt tổ chức thực hiện, Viện trởng VKSNDTC cần chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ cùng Viện trởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, Thủ trởng các đơn vị trực thuộc VKSNDTC phải xem xét lại tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử hình sự ở các cấp để tổ chức, bố trí cho phù hợp, khoa học, phát huy đợc năng lực, sở trờng của từng Kiểm sát viên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong TTHS. Chú trọng tăng cờng năng lực trớc hết đối với những đơn vị còn yếu nhằm hạn chế tối đa sự bất cập.
ở VKSNDTC cần tổ chức một bộ phận gồm các chuyên gia giỏi về công tác kiểm sát hình sự chịu trách nhiệm tổng kết đờng lối và phơng hớng tổ chức thực hành quyền công tố trong các giai đoạn điều tra, xét xử ở từng cấp kiểm sát và đối với từng loại án; chống hình sự hóa các quan hệ dân sự,
kinh tế và ngợc lại chống tình trạng hành chính hóa, dân sự hóa các quan hệ hình sự; xây dựng các văn bản hớng dẫn đờng lối nghiệp vụ kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử; phối hợp cùng các khâu nghiệp vụ, các ngành hữu quan soạn thảo các thông t liên tịch hớng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về hình sự, về TTHS.
Do tính chất của hoạt động kiểm sát hình sự đòi hỏi phải có tầm bao quát và tính chiến đấu cao, cần đủ lực lợng cần thiết để chăm lo làm tốt. Do đó, VKSNDTC cần có sự tính toán cân nhắc trên cơ sở khảo sát thực tế ở từng khâu, từng cấp kiểm sát để cân đối số lợng Kiểm sát viên với khối lợng án hình sự. Đây cũng là cơ sở thực tế để đề nghị với Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội, Chính phủ quan tâm tăng cờng biên chế cho ngành kiểm sát. Tính chất của công tác kiểm sát hình sự cũng đòi hỏi Kiểm sát viên làm công tác này không những phải nắm vững luật pháp mà còn đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu sắc, nhất là nghiệp vụ về công tác điều tra tội phạm và kỹ năng thực hành quyền công tố. Do vậy, bên cạnh việc thờng xuyên bồi dỡng năng lực pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ, cần coi trọng bố trí những cán bộ, Kiểm sát viên có bề dày kinh nghiệm chuyên làm công tác kiểm sát hình sự, không nên điều chuyển cán bộ một cách thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Yêu cầu đặt ra đối với chất lợng Kiểm sát viên là phải có bản lĩnh nghiệp vụ, nắm vững pháp luật và những quy định của Nhà nớc trong lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, biết vận dụng nhuần nhuyễn pháp luật và những quy định đó trong thực thi nhiệm vụ và phải thông thạo khâu nghiệp vụ mình thực hiện. Nhng điều quan trọng hơn là Kiểm sát viên phải là ngời có lơng tâm và trách nhiệm nghề nghiệp. Trong tác phẩm "Tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân", đồng chí Cố Tổng bí thứ Lê Duẩn nhấn mạnh:
Muốn cho pháp luật của Nhà nớc đợc giữ gìn và thi hành đúng, điều quan trọng trớc nhất là các cơ quan chính quyền, các cán bộ của Đảng và Nhà nớc phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, phải tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, phải làm đúng trách nhiệm là ngời thừa hành ý kiến của nhân dân, là ngời bảo vệ và phục vụ lợi ích của nhân dân...
Phải thấu suốt lý tởng, mục đích đó thì lòng ta mới trong sáng, vô t, gạt bỏ đợc mọi sự tị hiềm, thiên kiến, thù oán cá nhân, mới một lòng, một dạ vì nhân dân mà phục vụ, kiên quyết không dung những điều oan ức và không làm điều oan cho bất cứ ai. Một ngời bị tội oan, chẳng những ngời ấy đau khổ, mà gia đình, con cái họ càng đau khổ hơn. Làm điều oan cho một ngời nào đó thì chúng ta không còn lẽ sống nữa, bởi vì chúng ta là những ngời cộng sản [17, tr. 7].
Quán triệt quan điểm này, ngành kiểm sát cần tăng cờng rèn luyện, giáo dục đội ngũ Kiểm sát viên để họ nhận thức đợc rằng mỗi Kiểm sát viên của ngành kiểm sát đều có trách nhiệm cao cả và rất nặng nề, đó là ngời thay mặt Nhà nớc thực hành quyền công tố, cho nên phải luôn luôn tôn trọng sự thật, phân rõ đúng sai, hết sức giữ thái độ khách quan, thận trọng, công minh, chính trực.