- Thực hiện có hiệu quả quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra
3.2.2. Bảo đảm quyết định truy tố, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án có căn cứ, đúng pháp luật
đình chỉ vụ án có căn cứ, đúng pháp luật
Quyết định truy tố, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án là những nội dung rất quan trọng của thực hành quyền công tố mà Nhà nớc giao cho Viện kiểm sát thực hiện trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự.
Với trọng trách ấy, Viện kiểm sát các cấp phải nắm vững đờng lối truy tố đối với các loại tội phạm, đờng lối truy tố đó phải quán triệt sâu sắc và đầy đủ chính sách hình sự của Nhà nớc ta là: "Mọi ngời phạm tội đều bình đẳng trớc pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngỡng, tôn giáo, thành phần địa vị xã hội. Nghiêm trị ngời chủ mu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, ngời phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng". Đồng thời, trong tình hình hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi việc truy tố phải kiên quyết để góp phần bảo đảm "Hoạt động t pháp phải nhằm đấu tranh
nghiêm trị các tội chống Tổ quốc, chống chế độ, các tội phạm tham nhũng... bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khắc phục những biểu hiện hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm". Do đó, đờng lối truy tố đối với những loại tội phạm này phải thể hiện tính kiên quyết, nhanh chóng, kịp thời và triệt để.
Bên cạnh đó, Viện kiểm sát các cấp cũng phải quán triệt quan điểm là truy tố một con ngời ra Tòa là một việc hệ trọng. Trong xã hội ta có thể áp dụng nhiều biện pháp để giáo dục, cải tạo đối với ngời phạm tội, vạn bất đắc dĩ mới phải dùng đến hình phạt. Cố Tổng Bí th Lê Duẩn của Đảng ta chỉ rõ: "Nói chung, chế độ ta không dung túng những hành động phi pháp, song trong cuộc sống xã hội, những hành vi phạm pháp có nhiều nguyên nhân rất phức tạp. Con ngời vốn là sản phẩm của lịch sử cho nên ít nhiều đều mang theo mình những dấu ấn của dĩ vãng, những tật xấu của xã hội cũ, hành động của họ ít nhiều đều bị chi phối của hoàn cảnh khách quan. Trong những trờng hợp phạm pháp, có ngời do không hiểu mà làm điều sai trái, có ngời phạm tội vì tham lam, vì ghen ghét, còn vì ốm đau, túng thiếu thúc bách, có ngời vì nhẹ dạ mà bị mua chuộc, phỉnh phờ... chúng ta phải đem tấm lòng u ái của ngời cộng sản đối với những đau khổ của con ngời, kết hợp với yêu cầu giữ gìn những quy tắc của cuộc sống chung trong xã hội mà xử phạt cho công minh". Trên tinh thần đó, đối với những ngời lao động, lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng; đối với những ngời phạm tội ít nghiêm trọng mà tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thờng thiệt hại gây ra, thì không nhất thiết phải truy tố họ ra Tòa mà có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng biện pháp khác. Đờng lối truy tố đối với những trờng hợp này phải dựa trên quan điểm: Việc truy tố nhất thiết dẫn đến việc Tòa tuyên một hình phạt tù và phải đợc d luận quần chúng đồng tình (kiểm nghiệm xã hội). Nếu không bảo đảm đợc hai yêu cầu đó thì kiên quyết không quyết định truy tố.
Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án là những biện pháp thuộc nội dung thực hành quyền công tố đợc áp dụng trong những trờng hợp không còn căn cứ để tiếp tục thực hành quyền công tố, vì quyền công tố bị triệt tiêu khi không còn đối tợng tác động là ngời phạm tội. Do đó, Viện kiểm sát các cấp phải có quan điểm đúng đắn về việc chấm dứt thực hành quyền công tố thông qua việc ra các quyết định tố tụng nói trên. Chỉ chấm dứt thực hành quyền công tố khi có các căn cứ đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án theo quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, cần chống quan điểm đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án một cách tùy tiện, không có căn cứ và trái pháp luật, vì những trờng hợp này dễ dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, sẽ giảm sút hiệu lực, hiệu quả của việc thực hành quyền công tố.
Để khắc phục tình trạng khởi tố vụ án, khởi tố bị can một cách thiếu căn cứ dẫn đến phải đình chỉ, nhất là đình chỉ do bị can không phạm tội nhng đã bị tạm giam, Viện kiểm sát các cấp cần quan tâm thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
1- Viện kiểm sát các cấp phải kiểm sát quá trình điều tra vụ án ngay từ đầu và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm việc thu thập chứng cứ đợc đầy đủ, khách quan, bảo đảm thu thập đầy đủ cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Viện kiểm sát các cấp phải quản lý đợc các vụ án đình chỉ điều tra, phát hiện và hủy bỏ kịp thời các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra để phục hồi điều tra.
2- Khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, lãnh đạo viện đợc phân công phải nắm chắc tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án, kiểm sát kỹ những căn cứ mà pháp luật quy định, trên cơ sở đó Kiểm sát viên đề xuất quan điểm để lãnh đạo Viện quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn, những trờng hợp còn phân vân thì Kiểm sát viên phải báo cáo tập thể lãnh đạo Viện xem xét và quyết định.
3- Phải tổ chức phối hợp giữa các khâu công tác kiểm sát, đó là: kiểm sát điều tra, kiểm sát tạm giữ, tạm giam và kiểm sát xét xử một cách thờng xuyên, hàng tuần phải giao ban để nắm tình hình, đối chiếu số liệu và kịp thời phát hiện những vi phạm, thiếu sót, báo cáo lãnh đạo viện chỉ đạo giải quyết.
4- Khi phát hiện trờng hợp đình chỉ sai, đình chỉ không tội, lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp cần phải tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và cá nhân để xử lý, khắc phục vi phạm.
Quyết định việc truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án là những nội dung quan trọng của thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát đợc quy định rõ tại khoản 6 Điều 13 Luật tổ chức VKSND năm 2002. Viện kiểm sát các cấp có quyền độc lập và phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật trong việc ra các quyết định đó (Điều 15 Luật tổ chức VKSND). Vì vậy, Viện kiểm sát các cấp phải rất thận trọng và chính xác khi ra các quyết định trên, nhất là phải xác định đúng căn cứ và đờng lối giải quyết vụ án, đối với những bị can phải truy tố thì kiên quyết truy tố, đối với những trờng hợp cha đến mức truy tố thì không truy tố mà đình chỉ điều tra và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng biện pháp khác (hành chính, kỷ luật…). Khi quyết định truy tố đối với những vụ án phức tạp, nghiêm trọng, tập thể lãnh đạo Viện phải xem xét và quyết định. Phấn đấu hạn chế các trờng hợp Tòa án trả đi trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, phấn đấu bảo đảm 100% số vụ truy tố đợc xét xử là có tội.