Mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 49 - 53)

tố trong tố tụng hình sự

Đây là vấn đề lý luận khá hấp dẫn và phức tạp, tuy không phải là mới lạ nhng trong các công trình nghiên cứu về nó thì ở Việt Nam hầu nh cha có ai đề cập. Chúng tôi nhận thấy, việc làm rõ mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố trong TTHS có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trên các mặt: một là, để nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về quyền công tố và thực hành quyền công tố, khắc phục tình trạng nhầm lẫn giữa hai vấn đề tởng rằng là một nhng hoàn toàn khác nhau, là hai vấn đề có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau; hai là, để tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lợng tổ chức thực hành quyền công tố, nhằm phát huy quyền lực nhà nớc này trong đời sống xã hội.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh đợc rằng:

- Quyền công tố xuất hiện với sự ra đời của Nhà nớc, đợc phát triển và hoàn thiện cùng với sự phát triển và hoàn thiện của bộ máy nhà nớc. Quyền công tố xuất hiện là do nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp nắm Nhà nớc và cũng do nhu cầu Nhà nớc phải đứng ra duy trì an ninh chung của xã hội, duy trì các "xung đột trong vòng trật tự" do giai cấp thống trị đặt ra, chống lại các hành vi phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác xâm phạm đến lợi ích chung, lợi ích công cộng. Nh vậy, có thể nói rằng quyền

công tố, đó là một loại quyền lực nhà nớc đợc dùng để buộc tội, yêu cầu trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật một cách công khai bằng con đờng Tòa án. Quyền công tố luôn gắn liền với bản chất của từng kiểu Nhà nớc nên nó thể hiện rõ thái độ chuyên chính và dân chủ của mỗi kiểu Nhà nớc. Trong Nhà nớc cộng hòa XHCN Việt Nam, quyền công tố là của nhân dân lao động dới sự lãnh đạo của Đảng đợc dùng để trấn áp bọn phản động và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, xử lý nghiêm đối với các loại tội phạm và các hành vi xâm phạm đến lợi ích nhà nớc, lợi ích công cộng; để bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong TTHS Việt Nam, đối tợng tác động của quyền công tố là tội phạm và ngời phạm tội nên nội dung của quyền này chính là sự buộc tội đối với ngời cụ thể đã thực hiện tội phạm cụ thể đợc quy định trong BLHS.

Thực hành quyền công tố đợc hiểu là việc Nhà nớc tổ chức ra đại diện của mình và giao cho đại diện ấy những quyền năng pháp lý để thực hiện việc buộc tội, truy cứu trách nhiệm đối với ngời phạm tội. Việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở mỗi quốc gia là khác nhau, điều đó tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nớc. Chính điều này cũng tác động mạnh mẽ đến vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động công tố của cơ quan đợc giao trách nhiệm. Trên thế giới, có những nớc vai trò của Viện công tố không chỉ thể hiện trong TTHS mà còn cả trong lĩnh vực tố tụng t pháp khác (tố tụng dân sự, tố tụng hành chính). Ngay trong TTHS thì có nớc vai trò công tố thể hiện đậm nét hơn ở các giai đoạn TTHS, nhng có nớc lại chỉ thực hành quyền công tố chủ yếu tại phiên tòa xét xử hình sự. ở một số nớc việc thực hành quyền công tố lại đợc giao cho một vài cơ quan thực hiện (Vơng quốc Anh), còn phần lớn là do một cơ quan đảm nhiệm đó là Viện công tố. ở Việt Nam, cơ quan duy nhất đợc giao chức năng thực hành quyền công tố là viện kiểm sát, cơ quan này có trách nhiệm thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án.

Từ những vấn đề vừa trình bày trên đây cho thấy, mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền tố trong tố tụng hình sự là mối quan hệ biện chứng giữa quyền lực nhà nớc và cách thức tổ chức thực hiện quyền lực ấy.

Nh vậy, chúng tôi rút ra mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố trong TTHS Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu dới đây:

- Những căn cứ làm phát sinh quyền công tố cũng là những căn cứ để thực hành quyền công tố, đó là một tội phạm đã xảy ra và con ngời cụ thể đã thực hiện tội phạm đó.

- Những căn cứ dẫn đến triệt tiêu quyền công tố thì cũng đồng thời cũng làm chấm dứt việc thực hành quyền công tố.

Mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố hình sự gắn bó rất mật thiết với chính sách hình sự và đờng lối xử lý tội phạm của Nhà nớc. Do vậy, nếu mở rộng phạm vi các hành vi bị coi là tội phạm đ- ợc quy định trong BLHS (tội phạm hóa) hoặc ngợc lại loại bỏ bớt các hành vi không phải là tội phạm (phi tội phạm hóa) ra khỏi BLHS thì đối tợng tác động của quyền công tố và thực hành quyền công tố cũng thay đổi theo. Tuy vậy, chính trong thực tiễn khi thực hành quyền công tố nếu phát hiện đợc rằng cần phải tội phạm hóa một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó thì cơ quan thực hành quyền công tố có quyền kiến nghị lập pháp - điều này đợc chấp nhận, tức là mở rộng phạm vi tác động của quyền công tố.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố cũng cần chú ý là: quyền công tố là quyền của Nhà nớc, do đó ngời thực hiện quyền này phải là đại diện của Nhà nớc (cơ quan nhà nớc, nhân viên nhà nớc) - ở nớc ta đó là Viện kiểm sát mà cụ thể hơn là Viện tr- ởng, phó Viện trởng và các Kiểm sát viên. Tuyệt nhiên không thể một tổ chức xã hội hay một công dân có thể sử dụng các quyền năng pháp lý để thực

hiện quyền công tố. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng để bác bỏ một số ý kiến lệch lạc cho rằng có thể giao cho tổ chức xã hội (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…) đứng ra khởi tố đối với một số vụ phạm tội nhất định; ngời bị hại cũng có quyền khởi tố đối với một số vụ phạm tội thay cho quyền yêu cầu khởi tố nh quy định tại Điều 88 BLTTHS.

- Quyền công tố trong TTHS là quyền lực nhà nớc có nội dung là sự buộc tội đối với ngời thực hiện tội phạm, còn thực hành quyền công tố trong TTHS là tổng hợp các quyền năng pháp lý để thực hiện quyền buộc tội ấy - là chức năng của một cơ quan nhà nớc (Viện kiểm sát). Vì vậy, trong nhận thức và hành động trên thực tiễn chúng ta không thể nhầm lẫn giữa quyền lực nhà nớc với các quyền năng cụ thể mà pháp luật quy định để thực hiện quyền lực ấy.

- Khi tội phạm xảy ra cũng là lúc làm phát sinh quyền trừng trị của Nhà nớc đối với ngời phạm tội đã thực hiện tội phạm đó, tức là xuất hiện quyền công tố trớc một tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, không phải ngay tức thì và cũng không phải trong mọi trờng hợp khi tội phạm xảy ra đều đợc phát hiện, các cơ quan pháp luật phải tìm kiếm đợc các bằng chứng phạm tội để làm căn cứ phát động công tố quyền, tức là khởi tố vụ án, công việc đầu tiên của thực hành quyền công tố. Nh vậy, khả năng thực hiện quyền công tố phụ thuộc rất lớn vào việc phát hiện tội phạm của cơ quan điều tra, cơ quan công tố. Nói cách khác phạm vi tác động của quyền công tố thờng lớn hơn phạm vi tác động của thực hành quyền công tố. Do đó, để đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả thì cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, trong đó có cơ quan công tố cần rút ngắn khoảng cách giữa số tội phạm xảy ra với số vụ án đợc khởi tố, số ngời phạm tội thực tế với số bị can đợc khởi tố (chống lọt tội, lọt ngời).

Không đợc nhầm lẫn giữa việc một số cơ quan nhà nớc có quyền tiến hành một số quyền năng pháp lý nh khởi tố vụ án, khởi tố bị can…, để cho rằng đó cũng là cơ quan thực hành quyền công tố. Bởi vì tổng hợp các quyền năng tố tụng đợc sử dụng để đa các vụ án ra Tòa và thực hiện sự buộc tội mới hợp thành việc thực hiện quyền công tố. Và chính cơ quan đợc giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố mới có quyền tự quyết định từng biện pháp công tố cụ thể, quyết định số phận pháp lý của vụ án, quyết định đa bị can ra Tòa. Từ đây cho thấy, cơ quan thực hành quyền công tố có quyền năng rất quan trọng, điều này đòi hỏi phải nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của các Kiểm sát viên nhằm phát huy hiệu lực quyền công tố trong TTHS. Nh vậy, việc nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố trong TTHS đã đặt ra yêu cầu cần nâng cao năng lực cho Viện kiểm sát và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, mà trớc hết là các cơ quan điều tra, Tòa án trong việc phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát để cơ quan này thực hành quyền công tố có hiệu quả.

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 49 - 53)