của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự
2.3.1. Nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát tronggiai đoạn xét xử các vụ án hình sự giai đoạn xét xử các vụ án hình sự
Trong bất kỳ trong lĩnh vực tố tụng nào, giai đoạn xét xử cũng đợc coi là giai đoạn quan trọng nhất, bởi đây là giai đoạn công khai giải quyết các vấn đề về nội dung vụ án, quyết định đến các quyền cơ bản của công dân.
Tính chất quan trọng đó đã đợc pháp luật nớc ta khẳng định bằng nguyên tắc: không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi cha có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 10 BLTTHS). Để góp phần bảo đảm bản án của Tòa án đợc đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật, pháp luật tố tụng Việt Nam đã quy định Viện kiểm sát có vị trí, nhiệm vụ quan trọng: vừa là cơ quan thực hành quyền công tố (thực hiện việc buộc tội) vừa là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Tòa án.
Khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa, Viện kiểm sát căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, pháp luật hình sự, pháp luật TTHS, Luật tổ chức Viện kiểm sát... bằng những hoạt động nghiệp vụ của mình, Viện kiểm sát góp phần quan trọng cùng Tòa án làm sáng tỏ sự thật khách quan trong vụ án hình sự, xử lý đúng ngời, đúng tội, chống oan, sai, lọt ngời, lọt tội. Thông qua hoạt động công tố ở giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức có biện pháp khắc phục, sửa chữa những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, các nguyên nhân và điều kiện là phát sinh tội phạm.
Theo quy định tại điều 169, 180, 151, 155 và 206 của BLTTHS, các điều 16 và 17 Luật tổ chức VKSND năm 2002, việc thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát đợc thực hiện bằng các hoạt động nh sau:
- Trớc khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổ sung, nếu có (Điều 180 BLTTHS). Đọc bản cáo trạng là hoạt động của Kiểm sát viên tố cáo công khai tội lỗi của ngời phạm tội làm cơ sở cho Tòa án xét xử vụ án. Do đó, Kiểm sát viên phải đọc nguyên văn cáo trạng rồi sau đó mới trình bày những ý kiến bổ sung nh: giải thích về những chứng cứ đã thu thập đợc, đề nghị thay đổi tội danh nhẹ hơn tội danh đã truy tố, rút một phần truy tố, đề nghị đình chỉ tố tụng đối với bị cáo đã chết... Kiểm sát viên không đợc trình bày bổ sung về những vấn đề nh truy tố thêm tội, thay đổi tội danh nặng hơn tội danh đã truy tố, không đợc bổ sung thêm bị cáo. Viện kiểm sát chỉ có thể làm những việc này trớc khi Tòa án đa
vụ án ra xét xử bằng việc rút lại hồ sơ để truy tố thêm ngời, thêm tội hoặc đổi tội danh nặng hơn đối với bị cáo.
Vấn đề vừa trình bày trên liên quan đến giới hạn của việc xét xử. Theo quy định tại Điều 170 của BLTTHS thì "Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đa ra xét xử". Bởi vì nếu Tòa án xét xử ngay những ngời và những hành vi cha bị truy tố thì sẽ gây bất lợi cho bị cáo bởi họ cha có điều kiện chuẩn bị việc bào chữa trớc Tòa. Vì vậy, nếu qua diễn biến tại phiên tòa mà Hội đồng xét xử phát hiện đợc tội phạm hoặc ngời phạm tội mới cần phải điều tra, thì chỉ có quyền khởi tố vụ án hình sự theo Điều 87 BLTTHS. Tùy từng trờng hợp, Tòa án có thể vẫn xét xử và tuyên án đối với bị cáo về những hành vi đã bị truy tố, sau đó ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu thấy không thể tách ra để xét xử riêng thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung, sau đó sẽ xét xử ngời phạm tội mới hoặc tội phạm mới của bị cáo chung trong vụ án đã truy tố.
Tòa án cũng chỉ xét xử hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đa vụ án ra xét xử, vì nếu xét xử về tội danh nặng hơn ngay sẽ gây bất lợi cho bị cáo vì họ cũng cha có điều kiện để bào chữa. Vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà thấy hành vi của bị cáo phạm vào tội danh nặng hơn thì thẩm phán phải ra quyết định yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 154 BLTTHS. Nếu Viện kiểm sát vẫn không đổi tội danh nặng hơn thì Tòa án có thể kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên. Trong trờng hợp Viện kiểm sát cấp trên vẫn thống nhất với Viện kiểm sát cấp dới về tội danh đã truy tố thì Tòa án không đợc xét xử tội danh nặng hơn đối với bị cáo. Tuy nhiên, theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, Hội đồng xét xử vẫn có quyền đổi tội danh nhẹ hơn hoặc thay tội danh của một tội có khung hình phạt ngang bằng với tội danh đã bị truy
tố. Chẳng hạn, đổi tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản thành tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cần nhấn mạnh rằng, Tòa án chỉ không đợc xét xử theo tội danh nặng hơn, nhng đối với một tội mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng hình phạt theo khung hình phạt nhẹ hơn thì Tòa án vẫn có quyền xử theo khung hình phạt nặng hơn. Tuy nhiên, nếu việc xét xử theo khung hình phạt đó thuộc thẩm quyền Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp dới không đợc xét xử mà chuyển vụ án đó lên Tòa án cấp trên.
- Tại phiên tòa, theo quy định tại khoản 2 Điều 181 BLTTHS, Kiểm sát viên có quyền xét hỏi đối với bị cáo và những ngời tham gia tố tụng khác nh ngời bị hại, ngời làm chứng, giám định viên, nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự, ngời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Việc xét hỏi của Kiểm sát viên là nội dung hoạt động công tố nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án để bảo vệ cáo trạng, khẳng định bị cáo có tội. Ngoài ra, việc xét hỏi của Kiểm sát viên còn có thể nhằm vào việc làm sáng tỏ các tình tiết khác mà trớc đó cha đợc cơ quan điều tra làm rõ nh về hành vi phạm tội mới hoặc về đồng phạm khác của bị cáo.
Theo nguyên tắc TTHS ở nớc ta, thì việc xét hỏi tại phiên tòa chủ yếu do Hội đồng xét xử thực hiện, do đó, Kiểm sát viên chỉ tham gia xét hỏi khi cần thiết, chứ không phải xét hỏi tất cả. Kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, theo quy định tại Điều 191 của BLTTHS, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội, thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội. Trong lời luận tội, Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ đã đợc kiểm tra tại phiên tòa mà đánh giá chứng cứ, xác định những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng, và những tình tiết giảm nhẹ để đề nghị với Hội đồng xét xử quyết định bị cáo có phạm tội hay không, và nếu
kết tội thì mức hình phạt nh thế nào và việc bồi thờng thiệt hại. Viện kiểm sát tuy là cơ quan buộc tội, nhng có trách nhiệm xem xét vụ án một cách khách quan cả hai mặt buộc tội và gỡ tội, để góp phần xử lý vụ án một cách chính xác. Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có quyền rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn, nhng Hội đồng xét xử vẫn xét xử toàn bộ vụ án (Điều 169 BLTTHS). Trong trờng hợp Hội đồng xét xử nhất trí với quyết định của Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì ra bản án tuyên bố bị cáo không phạm tội. Việc ra bản án trong tr- ờng hợp này có nghĩa là Tòa án đã xét xử và xác định bị cáo không phạm tội. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 BLTTHS thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án.
Trong trờng hợp Hội đồng xét xử thấy việc rút truy tố của Kiểm sát viên là không có căn cứ, thì Hội đồng xét xử không có quyền kết tội bị cáo mà quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên. Nếu Viện kiểm sát cấp trên đồng ý với Tòa án thì ra quyết định hủy bỏ quyết định rút truy tố của Viện kiểm sát cấp dới và Tòa án sẽ đa vụ án ra tiếp tục xét xử. Nếu Viện kiểm sát cấp trên không đồng ý với kiến nghị của Tòa án thì ra quyết định đình chỉ vụ án.
Kết thúc việc luận tội, Kiểm sát viên thực hiện việc tranh luận với ng- ời bào chữa và những ngời tham gia tố tụng khác. Việc tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa cũng hớng vào nội dung buộc tội, bảo vệ tính có căn cứ và tính hợp pháp của cáo trạng, hoặc cũng có thể làm rõ thêm các tình tiết khác của vụ án liên quan đến việc rút một phần quyết định truy tố, liên quan đến việc đề xuất mức hình phạt hoặc mức bồi thờng thiệt hại. Vì vậy, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên là một nội dung thực hành quyền công tố có ý nghĩa quan trọng giúp cho Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá chứng cứ một cách khách quan để ra bản án đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật.
Việc xét xử đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội là mục đích của TTHS Việt Nam. Một trong những bảo đảm để bản án và quyết định của Tòa án có sai lầm phải đợc khắc phục, Luật TTHS Việt Nam đã quy định bị cáo có quyền kháng cáo, cơ quan thực hành quyền công tố có quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự đối với những bản án, quyết định của Tòa cấp sơ thẩm cha có hiệu lực pháp luật; Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm nhằm bảo đảm cho ngời phạm tội đợc xét xử hai lần. Theo quy định tại Điều 206 của BLTTHS thì "Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm". Kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án hoặc quyết định cha có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm không những là quyền mà còn là trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc bảo vệ pháp chế. Trong một vụ án có thể vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát, vừa có kháng cáo của những ngời tham gia tố tụng khác. Kháng nghị của Viện kiểm sát có thể có nội dung khác với nội dung kháng cáo, thậm chí đối lập với kháng cáo. Chẳng hạn, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, còn Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt...
Kháng nghị cũng nh kháng cáo đều làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm đối với những bản án, quyết định của Tòa cấp sơ thẩm cha có hiệu lực pháp luật. Trong trờng hợp Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị thì Tòa án phải đình chỉ việc xét xử phúc thẩm nếu không có kháng cáo của những ngời đã đợc quy định tại Điều 205 của BLTTHS.
Kháng nghị của Viện kiểm sát đối với những bản án, quyết định sơ thẩm có thể là quyền năng thuộc nội dung thực hành quyền công tố, có thể là quyền năng thuộc nội dung chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Những kháng nghị về nội dung của bản án hoặc quyết định có vi phạm pháp luật trong việc kết luận tội phạm, định tội danh hoặc áp dụng hình phạt, quyết định mức bồi thờng thiệt hại là những kháng nghị thuộc nội dung thực hành
quyền công tố. Những kháng nghị về thủ tục tố tụng có tính hình thức nh thành phần Hội đồng xét xử không đúng, bị cáo là ngời cha thành niên nhng không có ngời bào chữa... là kháng nghị thuộc nội dung chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
Hiện nay trong pháp luật TTHS cha quy định căn cứ để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhng qua tổng kết thực tiễn cho thấy những kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát thờng dựa vào các căn cứ nh sau:
- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ, khi nặng về một phía buộc tội hoặc gỡ tội hoặc khi những tình tiết có ý nghĩa cơ bản đối với vụ án cha đợc làm sáng tỏ. Đó là những trờng hợp nh không lấy lời khai của ngời mà lời khai đó lại có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án; không tiến hành giám định trong trờng hợp pháp luật buộc phải tiến hành giám định (khoản 5 Điều 44); không thu thập các vật chứng, chứng cứ quan trọng về hành vi phạm tội hoặc về nhân thân bị cáo...
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Đó là các trờng hợp nh kết luận trong bản án không phù hợp với những chứng cứ đã đợc xét hỏi tại phiên tòa; có mâu thuẫn giữa các chứng cứ có ý nghĩa quyết định đối với vụ án nhng cha đủ cơ sở để Tòa án chấp nhận chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác đã ảnh hởng đến việc xác định bị cáo có tội hay không có tội, điều luật đợc áp dụng hoặc quyết định hình phạt đối với bị cáo.
- Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục TTHS trong khi điều tra hoặc xét xử. Đó là những trờng hợp nh có sự bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra hoặc xét xử để lấy lời khai làm cho các chứng cứ thu thập đợc không khách quan, dễ dẫn đến oan, sai, gây nghi ngờ trong quần chúng nhân dân.
- Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS. Đó là những trờng hợp nh: Kết án ngời không có hành vi phạm tội, ở trờng hợp này
thờng là hành vi của ngời bị kết án không cấu thành tội phạm, thuộc trờng hợp phòng vệ chính đáng,... bỏ lọt hành vi phạm tội và bỏ lọt ngời phạm tội; áp dụng không đúng các điều, khoản của BLHS dẫn đến định tội danh không phù hợp với hành vi phạm tội thực tế của bị cáo, xác định không đúng các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo...