Phạm vi thực hành quyền công tố

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 39 - 45)

Xác định đúng đắn phạm vi thực hành quyền công tố có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động này nhằm chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội.

Hiện nay, trong giới luật học khi đề cập đến phạm vi thực hành quyền công tố còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, phạm vi thực

hành quyền công tố chỉ là việc truy tố và buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Có ý kiến thu hẹp phạm vi thực hành quyền công tố chỉ là sự buộc tội tại phiên tòa sơ thẩm. Một số ý kiến khác lại mở rộng phạm vi thực hành quyền công tố theo hớng đợc thực hiện từ khi có tội phạm xảy ra cho đến khi ngời phạm tội thi hành xong bản án.

Trong TTHS ở nớc ta hiện nay, Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố ở các giai đoạn tố tụng, bởi vì khi có việc tiến hành tố tụng thì bao giờ cũng gắn liền với việc buộc tội. Do đó, không thể quan niệm việc thực hành quyền công tố chỉ ở giai đoạn điều tra, xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Viện kiểm sát cũng có thể bảo vệ quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát cấp dới khi bị cáo kháng cáo kêu oan, bảo vệ kháng nghị của Viện kiểm sát theo hớng tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Tuy vậy, cũng không nên mở rộng quá phạm vi thực hành quyền công tố đến khi ngời phạm tội thi hành bản án xong, bởi vì ở giai đoạn thi hành án không có việc điều tra, thu thập chứng cứ để buộc tội, không có việc áp dụng pháp luật để kết tội, đơn giản chỉ là thi hành bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Chúng tôi nhận thấy, để xác định chính xác phạm vi thực hành quyền công tố không thể không xem xét đến phạm vi của quyền công tố và khái niệm về thực hành quyền công tố đã đợc đề cập ở các phần trên. Về mặt nguyên tắc, khi có tội phạm xảy ra là xuất hiện quyền công tố, luật TTHS Việt Nam đã thể hiện rõ nguyên tắc này là: Mục đích của TTHS nhằm bảo đảm mọi tội phạm xảy ra đều phải đợc phát hiện và xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi tội phạm xảy ra đều đợc phát hiện và khởi tố nên số vụ án đợc khởi tố điều tra bao giờ cũng nhỏ hơn số vụ phạm tội đã xảy ra. Dới góc độ tội phạm học những vụ phạm tội cha đợc phát hiện là phần tội phạm ẩn cha có trong thống kê hình sự. Theo đó giữa phạm vi quyền công tố và phạm vi thực hành quyền công tố có thể đợc đo bằng tình trạng tội

phạm ẩn, đang có nhu cầu phát hiện, xử lý. Do vậy, nếu quan niệm phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự là thu hẹp phạm vi quyền này và nhầm lẫn khởi tố vốn là một biện pháp thực hành quyền công tố với quyền công tố. Cần nhấn mạnh rằng, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra (vì lúc đó xuất hiện mối quan hệ giữa Nhà nớc với ngời phạm tội) và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị (quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đã đạt đợc thông qua bản án có hiệu lực pháp luật). Tuy nhiên, trên thực tế không phải trong mọi trờng hợp quyền công tố kéo dài đến tận khi bản án có hiệu lực pháp luật mà nó có thể bị triệt tiêu ở giai đoạn tố tụng sớm hơn theo quy định của luật TTHS. Điều này có nghĩa là, không phải mọi vụ án đều đợc đa ra xét xử trớc Tòa án, khi chấm dứt quyền công tố thì đồng thời cũng không có việc thực hành quyền công tố. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm cho rằng, "hoạt động công tố phải đợc thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và ngời phạm tội" [32, tr. 7]. Đó chính là phạm vi thực hành quyền công tố.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những căn cứ dẫn đến triệt tiêu quyền công tố và theo đó chấm dứt việc thực hành quyền công tố là:

- Không có sự kiện phạm tội

Không có sự kiện phạm tội có thể là hoàn toàn không có sự việc phạm pháp xảy ra; sự kiện xảy ra không phải là tội phạm; hành vi phạm pháp không cấu thành tội phạm mà chỉ là vi phạm pháp luật khác. Trong trờng hợp này không đợc khởi tố vụ án, nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ. Bởi vì không có căn cứ để tiếp tục thực hiện quyền công tố.

- Ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự

Theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm phải là ngời có năng lực trách nhiệm hình sự. Vì vậy, ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải là ng- ời phạm tội. Điều 13 BLHS năm 1999 quy định: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là trờng hợp ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác, làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và do đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nh vậy, khi xác định đợc ngay từ đầu ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không đợc phát động quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Khi đã phát động quyền công tố rồi để điều tra, kết quả điều tra mới chứng minh đợc ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự thì phải đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. Đối với những ngời này không phải chịu trách nhiệm hình sự nhng phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

- Ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cha đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Theo luật hình sự Việt Nam, chỉ khi con ngời đạt đến một độ tuổi nhất định mới có khả năng nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nếu cha đạt đến độ tuổi nhất định thì hành vi của họ dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không bị coi là tội phạm. Luật hình sự Việt Nam cũng đã phân biệt khả năng chịu trách nhiệm hình sự của ngời cha thành niên theo độ tuổi và sự phân loại tội phạm. Điều 12 BLJS năm 1999 qui định: Ngời từ đủ 14 tuổi trở lên nhng cha đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; ngời từ đủ 16 tuổi trở lên nhng cha đủ 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do họ gây ra. Tuy nhiên, đối với một số trờng hợp khác nh chủ thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, tội tảo hôn, tội

giao cấu với trẻ em, chủ thể lại phải là ngời đã đủ 18 tuổi, không thể là ngời cha thành niên.

- Ngời mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Đây là một trong những căn cứ triệt tiêu quyền công tố theo nguyên tắc một ngời không thể bị xét xử hai lần về cùng một hành vi phạm tội.

- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự qui định mà khi hết thời hạn đó thì ngời phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 23 BLHS năm 1999 qui định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nh sau: Năm năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; mời năm đối với tội phạm nghiêm trọng; mời lăm năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; hai mơi năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đợc tính từ ngày tội phạm đợc thực hiện. Nếu đã qua thời hạn nói trên mà vì lý do nào đó cơ quan có thẩm quyền không làm rõ đợc tội phạm và bỏ qua thì ngời phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện. Nhng nếu trong thời hạn nói trên ngời phạm tội cố tình trốn tránh và bị truy nã thì ngời phạm tội không đợc hởng thời hiệu nói trên. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng không áp dụng đối với các tội phạm đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm an ninh quốc gia (chơng XI BLHS); các tội phá hoại hòa bình, chống loài ngời (chơng XXIV BLHS).

- Tội phạm đã đợc đại xá

Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ngời phạm vào tội đã đợc đại xá. Những tội phạm đợc đại xá là những tội phạm nhất định xảy ra trớc khi ban hành văn bản đại xá.

- Ngời phạm tội đã chết, trừ trờng hợp cần tái thẩm đối với ngời khác

Truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt là nhằm trừng trị, giáo dục ngời phạm tội trở thành ngời có ích cho xã hội. Ngời phạm tội đã chết thì không còn đối tợng để truy cứu trách nhiệm hình sự, do đó chấm dứt việc thực hành quyền công tố, trừ trờng hợp cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời khác, thì thực hành quyền công tố đợc tiến hành theo thủ tục tái thẩm.

- Miễn trách nhiệm hình sự

Theo qui định tại Điều 25 BLHS năm 1999 thì ngời phạm tội có thể đợc miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, xét xử do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc ngời phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

- Hiệu lực của Bộ luật hình sự về mặt thời gian

Theo qui định tại Điều 7 BLHS năm 1999 thì: Điều luật quy định một tội phạm mới..., không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã đợc thực hiện tr- ớc khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn đợc áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trớc khi điều luật đó đợc ban hành. Trong luật hình sự Việt Nam không áp dụng nguyên tắc hồi tố.

Nh vậy, không phải trong mọi trờng hợp quyền công tố đều chấm dứt khi bản án có hiệu lực, không bị kháng nghị mà quyền công tố có thể bị triệt tiêu ở giai đoạn tố tụng sớm hơn khi có một trong các căn cứ nêu trên. Theo đó, việc thực hành quyền công tố cũng chấm dứt ở giai đoạn tố tụng đó.

Từ những lập luận trên cho phép đi đến kết luận rằng: Phạm vi thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có

hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị hoặc vụ án đợc đình chỉ khi có một trong những căn cứ do luật tố tụng hình sự qui định.

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 39 - 45)