trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự
2.3.2.1. Kết quả đạt đợc và nguyên nhân
Trong những năm gần đây, công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát các cấp đã có nhiều tiến bộ. Mặc dù số vụ án hình sự phải xét xử ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của tình hình phạm tội nhng Viện kiểm sát các cấp đã cử Kiểm sát viên duy trì quyền công tố 100% tại các phiên toà xét xử theo các trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm hình sự. Bình quân mỗi năm ngành kiểm sát đã tham gia xét xử hàng chục nghìn vụ án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, hàng trăm vụ án giám đốc thẩm và tái thẩm. Riêng năm 2000 Viện kiểm sát các cấp đã tham gia xét xử 43.165 vụ án hình sự sơ thẩm, 13.027 vụ án theo trình tự phúc thẩm, 352 vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm [103].
Nhìn chung do có sự phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án để đa các vụ ra xét xử nên tỷ lệ án đã giải quyết đạt khá cao (khoảng 86% số vụ truy tố), án phúc thẩm cấp tỉnh đạt gần 90%. Số vụ án xử quá hạn luật định ở cấp huyện chỉ còn 0,05%, ở cấp tỉnh còn 2%, tỷ lệ trên so với các năm trớc đây đã đợc giảm nhiều. án phúc thẩm thuộc thẩm quyền Tòa án tối cao năm 2001 đã xét xử đạt tỷ lệ 81% cao hơn năm 2000 là 8%. Đến nay về cơ bản đã khắc phục tình trạng án tồn đọng nhiều và kéo dài nh các năm trớc đây.
Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, phần lớn các Kiểm sát viên duy trì quyền công tố tại phiên tòa đã nắm vững hồ sơ chứng cứ và các quy định của Bộ luật hình sự về tội danh và hình phạt, đã chủ động tham gia xét hỏi, tích cực tranh luận với ngời bào chữa và những ngời tham gia tố tụng khác, thực hiện việc luận tội sắc bén và có hiệu quả. Các Kiểm sát viên đã nghiên cứu đề xuất với Hội đồng xét xử mức hình phạt thỏa đáng, nghiêm minh đối với những bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những bị cáo là những tên cầm đầu, chỉ huy các tổ chức tội phạm, những bị cáo tái phạm nguy hiểm. Viện kiểm sát các cấp đã phối hợp cùng các ngành Công an, Tòa án xác định hàng chục nghìn vụ án trọng điểm, trong đó có hàng trăm vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng nh: vụ lừa đảo Minh Phụng - Epcô, vụ buôn lậu Tân Trờng Sanh ở Thành phố Hồ Chí Minh, vụ Nguyễn Văn Tám cùng đồng bọn buôn bán ma túy ở Nam Định, vụ Mai Văn Huy lừa đảo ở Đồng Tháp... Qua việc xét xử những vụ án này đã cho thấy tinh thần kiên quyết điều tra, truy tố và xử lý các tội phạm tham nhũng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đợc nhân dân đồng tình ủng hộ và có tác dụng phòng ngừa tốt.
Để nâng cao trách nhiệm của mình trong việc thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát các cấp đã phối hợp liên ngành tiến hành kiểm tra thờng xuyên đối với các trờng hợp mà Tòa án tuyên không phạm tội, để đề ra biện pháp khắc phục tình trạng Tòa án bỏ lọt tội phạm. Chẳng hạn, năm 1999 Tòa án cấp sơ thẩm (sơ thẩm cấp huyện và sơ thẩm cấp tỉnh) đã tuyên không phạm tội 93 bị cáo/76 vụ án. Trong số này có 9 bị cáo/5 vụ án Tòa tuyên phạm tội không đúng đã bị Tòa cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm hủy án xét xử lại để kết tội bị cáo [94].
Cũng trong năm 1999, trong số 64 bị cáo/46 vụ án mà Tòa phúc thẩm (phúc thẩm cấp tỉnh và phúc thẩm TANDTC) tuyên không phạm tội, thì có 10 trờng hợp Tòa án tuyên không phạm tội sai, tức là bỏ lọt ngời phạm tội. Tất cả 10 bị cáo này đã bị Tòa giám đốc thẩm hủy án phúc thẩm để xét xử lại
kết tội bị cáo, hoặc hủy án phúc thẩm để giữ nguyên án sơ thẩm kết tội bị cáo, hoặc hủy cả án sơ thẩm và án phúc thẩm để điều tra, xét xử lại kết tội bị cáo [94].
Năm 2000, Tòa án cấp sơ thẩm (sơ thẩm cấp huyện và sơ thẩm cấp tỉnh) đã tuyên không phạm tội 56 bị cáo / 46 vụ án. Trong số này có 15 bị cáo/13 vụ án Tòa tuyên phạm tội không đúng, tức là bỏ lọt ngời phạm tội, đã bị Tòa cấp phúc thẩm và giám đốc hủy án để xét xử lại kết tội bị cáo. Cũng trong năm 2000 thì Tòa án phúc thẩm (phúc thẩm cấp tỉnh và phúc thẩm TANDTC) đã tuyên không phạm tội 43 bị cáo/34 vụ án. Trong số này có 1 bị cáo/1 vụ án Tòa phúc thẩm tuyên không phạm tội sai đã bị TANDTC giám đốc thẩm tuyên hủy án phúc thẩm và giữ nguyên án sơ thẩm kết tội bị cáo [99].
Trong những năm qua, Viện kiểm sát các cấp đã quan tâm đến việc kháng nghị nên số lợng và chất lợng kháng nghị đã đợc nâng lên rõ rệt. Nếu nh năm 1999, Viện kiểm sát các cấp kháng nghị theo trình tự phúc thẩm 737 vụ, kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm 94 vụ, thì trong năm 2000, Viện kiểm sát các cấp đã kháng nghị theo trình tự phúc thẩm 880 vụ (tăng 19%), kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm là 175 vụ (tăng 86%). Số vụ kháng nghị phúc thẩm đợc Hội đồng xét xử chấp nhận từ 60% năm 1999 lên 70% trong năm 2000. Số vụ kháng nghị theo trình tự giám đốc đợc Tòa cấp giám đốc chấp nhận với tỷ lệ cao khoảng 86% [96, tr. 102].
Qua tổng kết công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm trong những năm gần đây cho thấy phần lớn các kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp đã chỉ rõ đợc vi phạm của bản án, quyết định của Tòa án trong việc đánh giá, nhận định không đúng về hành vi của bị cáo, áp dụng không đúng các điều, khoản của BLHS. Có thể nói, công tác kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp đã góp phần quan trọng vào việc hạn chế tình trạng ra bản án không đúng ngời, không đúng tội, không đúng pháp luật. Trung bình hàng năm số vụ
án Viện kiểm sát kháng nghị theo trình tự phúc thẩm (ở cả hai cấp) tăng theo từng năm từ 15 - 20%, theo thủ tục giám đốc cũng tăng lên theo từng năm.
Từ những kết quả trên có thể khẳng định rằng, về cơ bản công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát các cấp trong giai đoạn xét xử của vụ án hình sự trong những năm gần đây đã bảo đảm việc truy tố đúng ng- ời, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế đáng kể tình trạng để lọt tội phạm và ngời phạm tội, bảo đảm việc xét xử các vụ án hình sự đợc tiến hành theo quy định của pháp luật, dân chủ, công minh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đơng sự, góp phần quan trọng trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Đạt đợc những kết quả trên trong công tác thực hành quyền công tố có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan sau đây:
Trớc hết là Viện kiểm sát các cấp đã quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về cải cách t pháp, trong đó nhấn mạnh Viện kiểm sát tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp, chú trọng nâng cao chất lợng thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Hai là, VKSNDTC đã ban hành quy chế về công tác kiểm sát xét xử, hớng dẫn một cách cụ thể hơn việc thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử. Đồng thời hàng năm, các vụ nghiệp vụ VKSNDTC đều có những chuyên đề tổng kết thực tiễn và kịp thời ra những thông báo rút kinh nghiệm về những vi phạm của Viện kiểm sát và Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Qua đó trình độ nghiệp vụ và năng lực thực tiễn của đội ngũ Kiểm sát viên từng bớc đợc nâng lên, hạn chế đáng kể những sai lầm tơng tự tái diễn.
Ba là, Viện kiểm sát các cấp đã có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa công tác điều tra và công tác kiểm sát xét xử. Qua đó, Kiểm sát viên duy trì
quyền công tố tại phiên tòa nắm vững chứng cứ vụ án và tự tin hơn trong việc buộc tội bị cáo. Trình độ pháp lý và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên trớc công việc đợc giao cũng đợc nâng cao, phần lớn các Kiểm sát viên trong hoạt động thực tiễn của mình đã biết kết hợp chặt chẽ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử của Tòa án.
Bốn là, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát các cấp đã có sự chỉ đạo chặt chẽ hơn, phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan nh Công an, Tòa án trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng ngành. Từ đó từng bớc tạo ra sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Năm là, hệ thống các văn bản pháp luật, nhất là pháp luật về hình sự và TTHS đã từng bớc đợc hoàn thiện hơn so với trớc, đặc biệt đáng lu ý là các ngành t pháp đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc hớng dẫn áp dụng một số quy định thờng gặp khó khăn, vớng mắc của BLHS và BLTTHS tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật giữa các ngành. Điều đó cũng góp phần tạo cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát các cấp nâng cao chất l- ợng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự.