Bên cạnh những kết quả đạt đợc nh đã nêu trên, công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát các cấp trong giai đoạn điều tra thời gian qua còn bộc lộ những thiếu sót, tồn tại đáng kể trên các phơng diện sau đây:
- Việc quản lý và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định của BLTTHS và Thông t liên ngành số 03 giữa VKSNDTC - Bộ Nội vụ ngày 15/5/1992 còn nhiều hạn chế, đây là mặt yếu của ngành kiểm sát. Thực tiễn cho thấy, Viện kiểm sát các cấp thiếu chủ động trong việc phối hợp với cơ quan Công an, chính quyền địa phơng, các cơ quan nhà nớc khác, các tổ chức để nắm nguồn tin báo tội phạm. Tình trạng nhiều nơi do không quản lý đợc tình hình tin báo, tố giác về tội phạm nên kết quả số vụ án hình sự khởi tố không phản ánh đúng thực trạng số vụ phạm tội xảy ra, có Viện kiểm sát địa phơng không khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố đợc vụ án hình sự nào. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, nhất là các tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng...
Hoạt động khởi tố vụ án hình sự, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát các cấp ở địa phơng còn hạn chế. Tình trạng để cơ quan
điều tra khởi tố không đúng pháp luật còn xảy ra nhng Viện kiểm sát không kịp thời sử dụng quyền công tố để hủy bỏ, cứ để điều tra, sau đó phải đình chỉ vụ án, có không ít vụ việc đã làm oan ngời vô tội, hoặc gây ra những hậu quả đáng tiếc khác. Nhiều Viện kiểm sát cha thực hiện tốt việc xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn, còn để xảy ra tình trạng không ít trờng hợp cơ quan điều tra lạm dụng việc bắt khẩn cấp nhng Viện kiểm sát vẫn phê chuẩn, sau đó phải chuyển xử lý hành chính, hoặc cần phải tạm giam thì không đợc áp dụng dẫn đến bị can trốn, phải tạm đình chỉ vụ án, tình trạng quá hạn tạm giữ, tạm giam vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phơng.
Theo thống kê của VKSNDTC trong những năm gần đầy vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong việc bắt, tạm giữ hình sự. Chẳng hạn, năm 2000 có 1% số ngời bị lạm dụng bắt khẩn cấp, 0,2% số ngời bị bắt quả tang không đúng pháp luật. Việc lạm dụng bắt khẩn cấp đều vi phạm các căn cứ của việc bắt khẩn cấp đợc quy định tại Điều 63 BLTTHS. Có nhiều trờng hợp đã tạm giữ 3 ngày, sau đó vừa xin phê chuẩn gia hạn tạm giữ, vừa xin phê chuẩn bắt khẩn cấp. Có trờng hợp đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lẽ ra cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam bị can theo quy định tại Điều 62, Điều 70 BLTTHS nhng cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tợng. Đây cũng là trờng hợp lạm dụng việc bắt khẩn cấp. Một số nơi, Viện kiểm sát cha quản lý đợc đầy đủ các trờng hợp bắt giữ, cha phối hợp cùng cơ quan điều tra phân loại xử lý vụ việc từ đầu, dẫn đến nhiều trờng hợp đã tạm giữ 03 ngày sau đó phải trả tự do vì không đủ căn cứ khởi tố bị can. Từ việc quản lý tình hình bắt giữ cha tốt của Viện kiểm sát ở một số địa phơng, nhất là ở cấp huyện đã dẫn đến có những trờng hợp cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị xin gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát cũng phê chuẩn nhng thực tế ngời bị tạm giữ đó chỉ vi phạm hành chính, cơ quan điều tra muốn gia hạn tạm giữ là vì để có thêm thời gian thu tiền phạt hành chính [97, tr. 102].
Việc tạm giam kéo dài quá hạn luật định còn tồn tại ở một số tỉnh, thành phố lớn tạm giam nhiều. Chất lợng phê chuẩn tạm giam còn nhiều hạn chế. Nhiều trờng hợp không cần thiết tạm giam cũng tạm giam sau đó phải đình chỉ điều tra còn xảy ra, tạm giam nhng Tòa không tuyên phạt tù giam, hoặc tuyên thời hạn phạt tù bằng thời hạn tạm giam...
Trong quá trình kiểm sát điều tra, còn tỷ lệ đáng kể số vụ mà Viện kiểm sát không kiểm sát điều tra ngay từ đầu. Kết quả khảo sát ở 30 tỉnh, thành phố và 120 Viện kiểm sát cấp huyện cho thấy, trong số 110 Kiểm sát viên cấp tỉnh làm công tác kiểm sát điều tra trong năm 2000 đã thụ lý giải quyết 2.815 vụ, thì có 785 vụ không kiểm sát điều tra từ đầu, chiếm 27,9%. ở cấp huyện, số vụ không kiểm sát điều tra từ đầu chiếm khoảng 14,2%. Vì không kiểm sát điều tra từ đầu nên đối với những vụ án này chất lợng hồ sơ chứng cứ thờng rất yếu, có không ít trờng hợp trong số đó đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai [100].
Những thiếu sót trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ án đình chỉ còn cao. Theo thống kê của VKSNDTC, trong những năm gần đây tỷ lệ số vụ đình chỉ còn đáng kể, mỗi năm lên tới hàng nghìn vụ. Chẳng hạn, tính từ ngày 1/12/1999 đến 30/11/2000 VKSND các cấp đã thụ lý kiểm sát điều tra 57.827 vụ án, 83.975 bị can. Ngoài các vụ án đã truy tố, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã đình chỉ 4.801 vụ, 9.280 bị can, tỷ lệ đình chỉ chung toàn quốc là 8,2%. Mặc dù đình chỉ đúng pháp luật là 99,5% nhng đây là hệ quả của việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can thiếu căn cứ, có những vi phạm đúng là không đáng có nhng thờng xảy ra trong quá trình kiểm sát điều tra nh Viện kiểm sát cha chú ý tính chất mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra dẫn tới khởi tố tràn lan sau đó phải chuyển xử lý hành chính; có những vụ không xác minh tuổi chịu trách nhiệm hình sự của bị can dẫn đến khởi tố điều tra ngời cha đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; hoặc ở một số tội, việc khởi tố phải có yêu cầu của ngời bị hại song lại không đợc làm rõ dẫn đến vụ
án điều tra rồi phải đình chỉ. Công tác khám nghiệm hiện trờng trong nhiều tr- ờng hợp còn lúng túng, thụ động, thậm chí có nhiều vụ Viện kiểm sát không tham gia khám nghiệm nhng Kiểm sát viên vẫn ký vào biên bản khám nghiệm hiện trờng, khám nghiệm tử thi là vi phạm pháp luật, dẫn tới căn cứ khởi tố vụ án không đúng pháp luật; khởi tố cả những vụ việc chỉ là tranh chấp dân sự, kinh tế trong các trờng hợp hợp đồng mua bán, vay mợn tài sản; khởi tố đối với những ngời mà họ không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; ngời mà đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; khởi tố những trờng hợp không cấu thành tội phạm, hành vi của họ chỉ đáng xử lý hành chính; khởi tố cả những trờng hợp không phạm tội nh hậu quả thơng tích do chính bị hại gây ra hoặc hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông, lỗi hoàn toàn thuộc nạn nhân... [102, tr. 104].
Bên cạnh đó còn những vụ đình chỉ không đúng pháp luật, chiếm 0,05% tổng số vụ đình chỉ. Qua phân tích cho thấy, số vụ đình chỉ không đúng pháp luật chủ yếu là do đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội không chính xác, đã đình chỉ cả những trờng hợp rõ ràng là phạm tội. Cùng với những thiếu sót trên, một số địa phơng cơ quan điều tra còn đình chỉ một số trờng hợp sai thẩm quyền nhng Viện kiểm sát nơi đó cũng không phát hiện đợc để kịp thời hủy bỏ. Còn để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa cấp trên và cấp dới đối với những vụ án có vớng mắc làm ảnh hởng đến thời hạn, chất lợng giải quyết án hình sự. ở không ít các địa phơng đã không bám sát quá trình điều tra vụ án, đồng thời khi cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang đề nghị truy tố, có Viện kiểm sát địa phơng cha nghiên cứu kỹ hồ sơ đã quyết định truy tố bị can. Việc lập cáo trạng, khá phổ biến là sao chép bản kết luận điều tra mà ch- a đi sâu phân tích, đánh giá chứng cứ xác định tội phạm của bị can, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của bị can. Viện dẫn luật của bản cáo trạng thiếu cụ thể về khung, khoản và điểm của điều luật. Về hình thức trình bày bản cáo trạng thiếu đầy đủ, chặt chẽ nh quy định tại Điều 143 BLTTHS,
nhiều bản cáo trạng có bố cục thiếu thống nhất theo hớng dẫn chung của toàn ngành, có bản cáo trạng không số, không ngày. Chính vì vậy, tình trạng Tòa án trả lại hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung còn xảy ra, chiếm khoảng 5 - 7% số vụ truy tố, số vụ bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không tội còn xảy ra. Chỉ tính trong 3 năm (1998 - 2000) trung bình mỗi năm có khoảng trên 100 ngời bị khởi tố, điều tra truy tố nhng sau đó phải đình chỉ điều tra hoặc xét xử tuyên không phạm tội. Chẳng hạn, năm 1999 có 84 bị cáo/71 vụ án Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội là đúng pháp luật; năm 2000 có 41 bị cáo/33 vụ án Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội là đúng pháp luật [94, tr. 100].
Thực trạng kém hiệu quả của hoạt động công tố trong giai đoạn điều tra có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, cơ quan điều tra ở nhiều địa phơng còn cha nắm vững căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, những căn cứ không đợc khởi tố vụ án, việc xác minh tin báo, tố giác tội phạm vội vàng, thiếu thận trọng, còn có những trờng hợp không đáng khởi tố, khởi tố rồi đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự hoặc đình chỉ không phạm tội. Trình độ nghiệp vụ, ý thức tuân thủ pháp luật TTHS của một số Điều tra viên còn hạn chế, một số nơi cơ quan điều tra còn nặng về thành tích, coi nhẹ việc thực hiện các quy định của BLTTHS trong hoạt động khởi tố, điều tra. Trong khi đó Viện kiểm sát ở những địa phơng đó lại không thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý tin báo, tố giác tội phạm, không kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố các vụ án hình sự nên không phát hiện đợc vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra để kịp thời hủy bỏ những quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra.
Hai là, tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ và kiến thức thực tế của một số Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát còn hạn chế, trong khi đó lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp có nơi, có lúc còn cha quan tâm đúng mức đến kiểm tra việc bắt, giữ, phân loại xử lý ngay từ đầu, dẫn đến việc xét phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định của cơ quan điều tra trong một số vụ án không đúng pháp luật. Trong kiểm sát điều tra, còn biểu hiện t tởng ngại va chạm, xuôi chiều, nên nhiều nơi trong nhiều việc Viện kiểm sát cha đi sâu phát hiện vi phạm của cơ quan điều tra hoặc ngợc lại không chủ động phối hợp với cơ quan điều tra đấu tranh làm rõ tội phạm xảy ra mà quá chú ý đến vi phạm về trình tự, thủ tục dẫn đến vụ án bị kéo dài. Khi yêu cầu điều tra mới chú ý đến việc thu thập chứng cứ buộc tội, cha chú ý đúng mức đến chứng cứ gỡ tội và nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Công tác kiến nghị vi phạm trong hoạt động điều tra cha đợc tiến hành thờng xuyên và không đồng đều ở cả ba cấp.
Ba là, nhận thức pháp luật về ranh giới giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, về căn cứ đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án ở một bộ phận Kiểm sát viên còn cha chuẩn xác, dẫn đến chất lợng án đình chỉ và truy tố còn hạn chế, xảy ra các trờng hợp oan, sai.
Bốn là, Công tác quản lý án hình sự, đặc biệt là công tác hớng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dới còn cha đợc thờng xuyên, có nơi, có lúc còn bị buông lỏng. Công tác phối hợp liên ngành để giải quyết án hình sự còn cha chặt chẽ, ở một số địa phơng còn tình trạng "quyền anh, quyền tôi" hoặc né tránh, ngại va chạm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc hớng dẫn chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên với Viện kiểm sát cấp dới vẫn còn những vụ cha kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến cấp dới bị động, lúng túng.
Năm là, các cơ quan pháp luật ở Trung ơng cha kịp thời ra văn bản h- ớng dẫn việc áp dụng pháp luật thống nhất. Chẳng hạn, hiện nay mới chỉ có
một số thông t liên tịch trong hàng chục các thông t cần phải đợc ban hành để hớng dẫn áp dụng thống nhất BLHS năm 1999. Chính điều đó dẫn đến cách hiểu, cách vận dụng nhiều quy định của BLHS còn thiếu thống nhất ở từng ngành, từng địa phơng làm giảm hiệu quả thực hành quyền công tố.
Sáu là, về biên chế cán bộ, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát các cấp hiện nay còn mỏng, tình trạng quá tải án hình sự ở một số đơn vị, nhất là ở các thành phố lớn, các thị xã có tình hình phạm pháp phức tạp. Vì vậy, chất lợng kiểm sát điều tra còn hạn chế, chủ yếu chạy theo đầu việc, kiểm sát điều tra trên hồ sơ là chủ yếu, cha thực hiện tốt công tác kiểm sát điều tra ngay từ đầu.
Bảy là, cơ sở vật chất ở phần lớn Viện kiểm sát các địa phơng, nhất là các huyện ngoài trụ sở làm việc hầu nh cha có gì, thiếu các phơng tiện kỹ thuật phục vụ cho việc phát hiện và lu giữ các thông tin tội phạm, thiếu các phơng tiện khác để quản lý hồ sơ án hình sự và các hoạt động nghiệp vụ.
Chế độ chính sách đối với đội ngũ Kiểm sát viên hiện nay, ngoài đồng lơng ít ỏi hầu nh cha có gì, nhiều Kiểm sát viên còn phải thuê chỗ ở, đời sống gia đình vợ con họ còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện và hoàn cảnh sống nh vậy cũng tác động tiêu cực không nhỏ đến tinh thần trách nhiệm cũng nh phẩm hạnh vô t trong công việc của không ít cán bộ, Kiểm sát viên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả công tác thực hành quyền công tố.