Nhiều ngời cũng tán thành với quan điểm rằng thực hành quyền công tố, đó là những biện pháp do luật định mà Viện kiểm sát sử dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội... Thế nhng trong lý luận và thực tiễn hiện nay vẫn cha có một công trình nào nêu rõ đợc nội dung thực hành quyền công tố bao gồm những quyền năng pháp lý cụ thể nào. Điều này dẫn tới tình trạng nhầm lẫn giữa chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động t pháp của Viện kiểm sát. Từ kết quả nghiên cứu ở các phần trên, chúng tôi cho rằng: những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát tự quyết định và liên quan đến việc cáo buộc bị can, bị cáo thì đó là những quyền năng thuộc nội dung thực hành quyền công tố; những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát sử dụng để phát hiện và yêu cầu xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, ngời tiến hành tố tụng và ngời tham gia tố tụng là những quyền năng thuộc chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Tuy vậy, việc xác định và phân biệt này chỉ mang tính chất t- ơng đối, bởi vì có những hành vi tố tụng mà chúng thể hiện sự đan xen giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực t pháp. Chẳng hạn, quyết định kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát đối với bản án hoặc quyết định cha có hiệu lực pháp luật. Vì một quyết định kháng nghị có thể bao hàm đồng thời hai nội dung, một là có sự vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự, hai là vi phạm nghiêm trọng về TTHS; hoặc chỉ thể hiện một trong hai nội dung trên nhng đều làm phát sinh một trình tự xét xử mới, xét xử phúc thẩm hình sự. Chính vì lẽ đó, theo luật định, Viện kiểm sát thực hiện đồng thời hai chức năng, chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp mà không tách ra thành các chơng riêng. Nhiều nớc trên thế giới, ngoài chức năng công tố, Viện công tố còn đợc giao nhiệm vụ
trông nom việc áp dụng pháp luật của các cơ quan t pháp nhng cũng không tách bạch giữa hai nhiệm vụ này trong Luật công tố. Hiện nay trong lý luận và thực tiễn cũng còn có một số quan điểm khác nhau về thực hành quyền công tố và chủ thể thực hành quyền công tố. Do đó việc quan niệm nội dung thực hành quyền công tố cũng còn khác nhau. Có quan điểm cho rằng, nếu coi khởi tố vụ án hoặc bắt, tạm giam bị cáo là nội dung thực hành quyền công tố thì có nghĩa là cơ quan điều tra và Tòa án cũng là cơ quan thực hành quyền công tố. Chúng tôi cho rằng, ở đây có sự nhầm lẫn giữa quyền năng tố tụng với quyền của cơ quan công tố. Việc sử dụng một số biện pháp để cáo buộc bị can, bị cáo do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện hoàn toàn không đồng nghĩa với thẩm quyền công tố theo nghĩa đầy đủ của nó là quyền đa vụ án ra Tòa và thực hiện việc buộc tội đối với bị cáo trớc Tòa án. Chỉ có cơ quan nào sử dụng tất cả các quyền năng pháp lý cần thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội trong cả giai đoạn điều tra tội phạm và giai đoạn xét xử hình sự tại Tòa án thì đó là cơ quan thực hành quyền công tố. ở nớc ta chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hành quyền công tố. Cơ quan điều tra chỉ là ngời hỗ trợ cho Viện kiểm sát đa vụ án ra Tòa; Tòa án chỉ xét xử những tội phạm và ngời phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Nh vậy có thể quan niệm rằng, nội dung thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng tố tụng độc lập nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội, không để lọt ngời, lọt tội, đợc thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng.
Từ khái niệm trên cho thấy, nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra bao gồm:
+ Những biện pháp phát động quyền công tố là khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Khởi tố vụ án là việc Nhà nớc chính thức công bố trớc toàn xã hội có tội phạm xảy ra và cần phải tiến hành các biện pháp tố tụng để làm rõ tội
phạm xảy ra và ngời đã thực hiện tội phạm đó. Theo luật định ở nớc ta có nhiều cơ quan đợc phát động quyền công tố, đó là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác đợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nh Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm. Tuy nhiên quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự độc lập thì chỉ có cơ quan Viện kiểm sát.
Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra và các cơ quan khác đợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Đối với những quyết định khởi tố vụ án của Tòa án không có căn cứ thì Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Trong mọi trờng hợp Viện kiểm sát đều có quyền tự mình khởi tố vụ án, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án.
Nh vậy, theo quy định của pháp luật chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất phát động công tố quyền một cách độc lập mà không chịu sự can thiệp của bất cứ cơ quan nhà nớc nào. Cơ quan điều tra và Tòa án tuy cũng có quyền khởi tố vụ án hình sự nhng đều bị đặt dới sự kiểm sát của Viện kiểm sát nên không phải là cơ quan phát động quyền công tố độc lập. Khởi tố bị can là việc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền tuyên bố về mặt pháp lý một ngời nào đó phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo pháp luật TTHS nớc ta, khi có đủ căn cứ để xác định một ngời đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đều có quyền khởi tố họ với t cách bị can (Điều 103, 141 BLTTHS). Tuy nhiên, cũng chỉ có Viện kiểm sát mới độc lập trong việc quyết định khởi tố bị can; những quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra không có căn cứ và trái pháp luật đều bị Viện kiểm sát hủy bỏ.
Tóm lại, khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những biện pháp phát động quyền công tố, mở đầu cho các hoạt động tố tụng khác để làm rõ tội phạm
xảy ra, vạch trần ngời có lỗi trong khi thực hiện tội phạm. Những quyền năng pháp lý trên duy nhất có Viện kiểm sát đợc thực hiện một cách độc lập, không chịu sự can thiệp hoặc chi phối bởi bất cứ cơ quan nhà nớc nào.
+ Những biện pháp áp dụng trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội gồm có:
- Phê chuẩn, không phê chuẩn việc áp dụng hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn nh bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; tạm giam; gia hạn tạm giam của cơ quan điều tra; Viện kiểm sát trực tiếp áp dụng, thay đổi các biện pháp ngăn chặn nh ra lệnh bắt, ra lệnh tạm giam bị can.
Phê chuẩn lệnh khám xét của cơ quan điều tra.
+ Những biện pháp xử lý vụ án gồm có:
- Quyết định việc truy tố bị can ra Tòa. Theo pháp luật nớc ta duy nhất chỉ có Viện kiểm sát thực hiện quyền này, không có cơ quan nào khác.
- Quyết định chấm dứt việc thực hành quyền công tố bằng việc ra các quyết định nh: đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án.
Cơ quan điều tra cũng có quyền ra quyết định đình chỉ điều tra nhng đợc đặt trong sự giám sát của Viện kiểm sát.
Trong giai đoạn xét xử, nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát bao gồm:
- Duy trì quyền công tố tại phiên tòa bằng các hoạt động nh công bố cáo trạng và quyết định của Viện kiểm sát về vụ án trớc phiên tòa; tham gia thẩm vấn, luận tội đối với bị cáo, tranh luận với luật s, ngời bào chữa và những ngời tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
- Rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố khi có căn cứ bị cáo không phạm tội.
- Kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm hình sự của Tòa án theo trình tự phúc thẩm khi có vi phạm về nội dung nh: chứng cứ buộc tội, kết tội không đúng với hành vi khách quan quy định trong BLHS; áp dụng không đúng các tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ mức hình phạt của BLHS.
Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.