- Nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong việc tổ chức thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
3.2.1. Nâng cao chất lợng khởi tố vụ án hình sự, thực hiện có hiệu quả các biện pháp thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ
quả các biện pháp thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là khâu đột phá đầu tiên, là hoạt động tố tụng quan trọng mở ra quá trình đấu tranh công khai của Nhà nớc đối với tội phạm đã xảy ra và với ngời phạm tội. Nếu tội phạm xảy ra mà không đợc khởi tố thì cũng có nghĩa là quyền công tố không phát huy tác dụng trên thực tế, dẫn tới bỏ lọt tội, lọt ngời phạm tội.
Để bảo đảm thực hành quyền công tố có hiệu quả thì trớc hết phải thực hiện đúng nguyên tắc là: mọi tội phạm xảy ra đợc phát hiện thì đều phải đợc khởi tố, điều tra. Thực tế đấu tranh chống tội phạm hiện nay cho thấy còn nhiều tội phạm xảy ra nhng cha đợc khởi tố hình sự... Điều đó có nhiều nguyên nhân, có nhiều vụ phạm tội xảy ra nhng công an, chính quyền xã, phờng, thậm chí một số cơ quan nhà nớc đã không thông báo cho các cơ quan pháp luật mà giữ lại để xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính; cũng có nhiều trờng hợp sau khi nhận đợc tin báo tội phạm nhng cơ quan điều tra đã
không báo cho Viện kiểm sát, họ chỉ xác minh qua loa rồi bỏ qua. Từ tình hình trên dẫn đến tỷ lệ tội phạm ẩn, tức là những tội phạm trên thực tế đã xảy ra nhng cha đợc khởi tố điều tra còn nhiều, nhất là tội phạm về tham nhũng, tội phạm về ma túy, các tội phạm buôn lậu.
Tin báo, tố giác tội phạm chính là nguồn, là cơ sở quan trọng để phát động quyền công tố, nếu không quản lý đợc tình hình này thì không thể nói đến yêu cầu "mọi hành vi tội phạm đều phải đợc khởi tố, điều tra, xử lý kịp thời ". Do đó, với trách nhiệm là cơ quan thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát các cấp phải làm tốt việc xem xét quyết định khởi tố ngay từ đầu trên cơ sở nắm vững và xử lý có hiệu quả thông tin tội phạm. Để thực hiện điều đó Viện kiểm sát các cấp cần làm tốt các vấn đề sau đây:
Tổ chức tốt việc tiếp nhận thông tin tội phạm trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng từ những nguồn do luật định (Điều 83 BLTTHS) bằng việc thực hiện tốt một số yêu cầu nh: nắm chắc thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm đã diễn ra tại địa phơng trong từng thời điểm (ngày, tuần, tháng). Cần tổng hợp, phân tích, đánh giá các loại tội chủ yếu phát sinh, phân loại thành phần, đối tợng tội phạm, thủ đoạn gây án. Hậu quả do tội phạm gây ra... Những thông tin quan trọng này còn giúp cho Viện kiểm sát nắm đợc tổng thể về tình hình phạm tội trên địa bàn.
Cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an để thực hiện việc phân loại, xử lý thông tin tội phạm ngay từ đầu, đặc biệt là làm rõ số tội phạm đã đợc phát hiện, số tội phạm đã đợc khởi tố điều tra, số ngời đã bị bắt giữ nhng xử lý hành chính... để từ đó thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát theo luật định.
Đồng thời Viện kiểm sát các cấp cần thông qua mối quan hệ với các ngành, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để nắm vững những hành vi phạm
tội xảy ra; thông qua các ý kiến phản ánh của đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội; thông qua các báo cáo, thông báo nội bộ các ngành Công an, Tòa án, T pháp, của chính quyền xã, phờng; thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân, thông qua các phơng tiện thông tin đại chúng và thực tiễn hoạt động của ngành... để nắm đầy đủ và tổng hợp kết quả giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền mà trớc hết là cơ quan Công an.
Thông qua hoạt động tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội phạm, Viện kiểm sát có điều kiện sử dụng quyền công tố một cách triệt để. Điều này đợc thể hiện trên các phơng diện sau đây:
Chỉ khi đã xác định đợc tin báo tội phạm có đủ căn cứ để khởi tố vụ án, Viện kiểm sát mới có thể yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hoặc tự mình ra quyết định khởi tố, yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Ngợc lại, đối với những tin báo tội phạm không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự mà các cơ quan hữu quan đã khởi tố thì Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố đó.
Để thực hiện tốt quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát các cấp cần thực hiện tốt hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự. Trớc hết, phải quán triệt đầy đủ các căn cứ khởi tố vụ án hình sự đợc quy định tại Điều 83 BLTTHS. Khi phân tích các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự phải chú ý xem có đủ chứng cứ chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra, hành vi đó đợc quy định trong điều, khoản nào của BLHS, hành vi đó có cấu thành tội phạm không ?
Theo quy định của pháp luật TTHS, trong thời hạn 24 giờ quyết định khởi tố vụ án của các cơ quan tố tụng có thẩm quyền phải đợc gửi đến Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố và xem xét quyết định việc điều tra. Tuy thẩm quyền khởi tố và thực tế chủ yếu do các cơ quan điều tra thực hiện, nh-
ng có chấp nhận việc khởi tố để tiến hành điều tra hay không lại thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát. Vì vậy, Viện kiểm sát phải nghiên cứu kỹ các tài liệu dùng làm căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trong tr- ờng hợp thấy không đủ căn cứ nhng có nhiều nghi vấn về tội phạm thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra xác minh, bổ sung thêm tài liệu chứng cứ để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Nếu xét thấy không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, khắc phục tình trạng cứ để điều tra dẫn đến phải đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, Viện kiểm sát các cấp cần lu ý rằng, chỉ hủy bỏ quyết định khởi tố khi cơ quan điều tra ra quyết định và chuyển đến Viện kiểm sát và Viện kiểm sát đã chấp nhận việc khởi tố đó, còn từ khi cơ quan điều tra đã điều tra và Viện kiểm sát đã thụ lý kiểm sát việc điều tra mà phát hiện có sai lầm trong việc khởi tố điều tra thì phải áp dụng biện pháp đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 89 và Điều 139 BLTTHS. Trong trờng hợp quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án có khiếu nại thì Viện kiểm sát phải kiểm tra, kết luận để tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Viện kiểm sát có trách nhiệm yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố khi phát hiện thấy còn bỏ lọt tội phạm hoặc ngời phạm tội; khởi tố yêu cầu điều tra khi đã có yêu cầu khởi tố nhng cơ quan điều tra không thực hiện hoặc trực tiếp khởi tố khi thông qua các công tác kiểm sát phát hiện rõ ràng là có tội phạm và ngời thực hiện tội phạm để yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra.
Khi xem xét tính hợp pháp của các quyết định khởi tố vụ án hình sự cần chú ý xem xét thẩm quyền của các cơ quan và ngời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự có đúng với quy định của BLTTHS hay không? Tội phạm xảy ra còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự không? Để có biện pháp kịp thời khắc phục, tránh tình trạng chỉ chú ý đến vi phạm về hình thức tố tụng mà bỏ lọt tội phạm hoặc khởi tố tràn lan dẫn đến phải đình chỉ điều tra, đình
chỉ vụ án, gây lãng phí về nhân lực, vật lực và vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân.
Nh vậy, để thực hiện quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự có hiệu quả, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức tốt và kiểm sát đầy đủ việc xử lý tin báo, tố giác về tội phạm; đồng thời phải thực hiện tốt hoạt động kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan có thẩm quyền.