2.1. chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểmsát trong tố tụng hình sự sát trong tố tụng hình sự
2.1.1 Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố ở Việt Nam Việt Nam
Ngay từ khi thành lập, Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quan tâm đến hoạt động công tố. Lúc đầu, các Công tố viên nằm trong Tòa án đợc quy định theo các Sắc lệnh số 33/SL ngày 12/9/1945, Sắc lệnh số 7/SL ngày 15/1/1946, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946, Sắc lệnh số 151/SL ngày 17/4/1946 và Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946. Theo các sắc lệnh này thì ủy viên công tố chỉ đóng vai trò là ngời buộc tội tại Tòa án. Từ năm 1948 đến 1950 đã diễn ra cuộc cải cách t pháp làm thay đổi đáng kể tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố. Theo quy định tại Sắc lệnh 254/SL ngày 19/11/1948, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950, thì hoạt động công tố chịu sự chi phối của cơ quan hành pháp. Điều 1 phần IV, Thông t số 22/TT ngày 7/6/1950 quy định: "ủy ban hành chính các cấp điều khiển Công tố viên trong địa hạt của mình. ủy ban hành chính kháng chiến có thể ra lệnh cho ngành công tố. Đại diện của ngành công tố phải tuân theo mệnh lệnh của ủy ban kháng chiến, có thể là mệnh lệnh chung về đờng lối công tố trong một thời gian nhất định, cũng có thể là mệnh lệnh riêng của từng việc". ủy viên công tố ở giai đoạn này không chỉ có quyền truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa mà còn có quyền "kháng cáo về việc hộ, kháng cáo về việc hình" (Điều 15 Sắc lệnh số 85/SL). Việc mở rộng thẩm quyền của cơ quan công tố với t cách là ngời đại
diện cho công quyền nh vậy cho thấy vai trò của cơ quan công tố ngày càng đợc đề cao trong tổ chức và hoạt động của Nhà nớc ta.
Đến năm 1958, theo quy định của Nghị quyết ngày 29/4/1958 của Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 8 và Nghị định số 156/TTg ngày 1/7/1959, Nghị định số 321/TTg ngày 27/7/1959 của Chính phủ, cơ quan công tố đã đợc tổ chức thành một hệ thống độc lập có bộ máy từ Trung ơng xuống địa phơng bao gồm: Viện công tố Trung ơng, Viện công tố cấp tỉnh và Viện công tố cấp huyện. Ngoài ra còn có Viện công tố phúc thẩm khu vực.
Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 256/TTg ngày 1/7/1959 thì Viện công tố có nhiệm vụ chung là: điều tra và truy tố trớc Tòa những ngời phạm pháp về hình sự; khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nớc và nhân dân; giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật. Với những quy định trên cho thấy vị trí, vai trò và chức năng của Viện công tố trong bộ máy nhà nớc ta đã đợc xác định cụ thể và rõ ràng hơn. Ngoài việc thực hành quyền công tố còn có quyền giám sát sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nớc. Đây là bớc cải cách quan trọng có tính chất quá độ, chuẩn bị cho việc chuyển cơ quan công tố thành Viện kiểm sát vào năm 1960.
Nh vậy, thời kỳ từ năm 1945 đến 1959 cơ quan công tố ở nớc ta đã từng bớc đợc hoàn thiện cả về tổ chức và thẩm quyền, lúc đầu là một bộ phận nằm trong hệ thống Tòa án (1946 - 1948), sau đó chuyển sang nằm dới sự điều khiển của ủy ban hành chính kháng chiến (1950- 1957) và đã hình thành một hệ thống cơ quan nhà nớc độc lập (1958 - 1959); từ chỗ chỉ đóng vai trò là ngời buộc tội trong vụ án hình sự, cơ quan công tố có quyền khởi tố vụ án, truy tố bị can ra Tòa. Ngoài việc thực hành quyền công tố, cơ quan công tố còn có quyền giám sát tố tụng, điều tra vụ án hình sự.
Vào đầu năm 1960, trớc yêu cầu khách quan của cuộc cách mạng XHCN ở nớc ta đã đòi hỏi phải tăng cờng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm cho pháp luật đợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, để "bảo đảm cho pháp chế XHCN đợc giữ vững là điều kiện cần thiết để tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa đến toàn thắng". Chính do nhu cầu bảo đảm pháp chế XHCN trong giai đoạn cách mạng mới, Viện công tố với chức năng của nó là buộc tội không còn phù hợp đã đợc chuyển thành VKSND, đó là một hệ thống cơ quan độc lập tách ra khỏi hành pháp và trực thuộc Quốc hội (cơ quan quyền lực nhà nớc cao nhất). Bên cạnh chức năng của Viện công tố đợc kế thừa và phát triển, VKSND còn đợc giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế. Các chức năng đó của VKSND đợc quy định trong Hiến pháp 1959, Luật tổ chức VKSND năm 1960 và tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp 1980, Luật tổ chức VKSND năm 1981; Hiến pháp 1992, Luật tổ chức VKSND năm 1992; Hiến pháp sửa đổi và Luật tổ chức VKSND năm 2002, đó là: VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài nhiều ngời đã có quan niệm rằng chức năng chính, chủ yếu của VKSND là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Đây là phơng diện hoạt động chủ yếu quy định nên vị trí và vai trò của hệ thống cơ quan kiểm sát trong bộ máy nhà nớc ta. Có quan điểm khác lại cho rằng, VKSND chỉ có chức năng duy nhất là kiểm sát việc tuân theo pháp luật, còn thực hành quyền công tố chỉ là một quyền năng để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng ngời ta nhầm lẫn giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Giáo trình "Lý luận chung về công tác kiểm sát" đã viết:
Khi thực hành quyền công tố, VKSND cần xác định: đối với hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra đòi hỏi VKSND phải kiểm tra, xem xét để xác định tính có căn cứ, tính hợp pháp
của các hoạt động điều tra, đảm bảo mọi hoạt động điều tra đợc tiến hành khách quan, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội, bảo đảm đa vụ án ra trớc Tòa án xét xử theo pháp luật. Đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, VKSND thực hành quyền công tố bằng nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Khi phát hiện hoạt động xét xử có vi phạm, VKSND phải có biện pháp khắc phục. Khi xác định bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm, VKSND có quyền kiến nghị theo các trình tự luật định nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ hợp pháp, đúng ngời, đúng tội [75, tr. 85].
Trong giới luật học ở nớc ta hiện nay vẫn có ngời coi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS là một. Họ cho rằng:
Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nớc thực hiện các chức năng do luật TTHS quy định để kiểm sát tính hợp pháp của việc điều tra tội phạm để truy tố và để buộc tội ngời phạm tội ra tr- ớc Tòa án nhằm đạt đợc mục đích xét xử đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ các quyền và tự do của con ngời cũng nh các lợi ích của xã hội và của Nhà nớc [24, tr. 1-12].
Trong các bản tổng kết công tác kiểm sát, nhất là tổng kết 25 năm (1960 - 1985) của VKSNDTC luôn khẳng định: VKSND chỉ có một chức năng duy nhất là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và coi quan niệm về VKSND có hai chức năng là một nhận thức không đúng. Chính vì vậy, trong công tác nghiên cứu lý luận cũng nh việc tổ chức thực hiện chức năng của VKSND trong suốt thời gian dài, từ năm 1960 đến trớc khi có Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức VKSND năm 1992, ngời ta chỉ tập trung chú trọng vào
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, còn xem nhẹ việc thực hành quyền công tố.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì trong lĩnh vực TTHS, VKSND đồng thời thực hiện hai chức năng, chức năng thực hành quyền công tố độc lập với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Điều này càng đợc làm sáng tỏ trong nhận thức cũng nh quá trình xây dựng pháp luật, khi đề cập đến chức năng của Viện kiểm sát. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ơng Đảng khóa VII ngày 4/12/1991 chỉ đạo việc xây dựng Hiến pháp năm 1992 đã kết luận VKSND giữ hai chức năng, đó là: chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng thực hành quyền công tố. Trong bản báo cáo của mình trình trớc Quốc hội về chức năng của Viện kiểm sát, ủy ban soạn thảo Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ VKSND có hai chức năng nh kết luận của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ơng Đảng khóa VII. Kết luận này đã đợc thể chế tại Điều 137 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật tổ chức VKSND năm 1992. Kể từ đây, quan niệm về hai chức năng của VKSND đã trở lên rõ ràng hơn trong nghiên cứu lý luận và cả ở phơng diện tổ chức thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và những việc làm vi phạm pháp luật.
Trong thời gian gần đây, nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách t pháp, nhất là văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động t pháp". ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Bộ Chính trị, Trung ơng Đảng, Quốc hội đã xem xét chức năng của VKSND và đi đến kết luận: Việc xác định lại chức năng, nhiệm vụ của VKSND là một bớc điều chỉnh quan trọng nhằm thực hiện chủ trơng đã đợc Đại hội IX của Đảng xác định, bảo đảm cho VKSND các cấp tập trung lực lợng vào việc thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp, là những nhiệm vụ không thể giao cho cơ quan khác thực hiện.
Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện tinh thần cải cách t pháp đợc nêu ra trong các Nghị quyết của Đảng và khẳng định VKSND có hai chức năng, chỉ điều chỉnh phạm vi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Viện kiểm sát không làm công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên mọi lĩnh vực, chỉ tiến hành chức năng này trong lĩnh vực t pháp. Luật tổ chức VKSND vừa đợc Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 2/4/2002 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2002 đã quy định rõ: VKSND thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Nh vậy, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, thực hành quyền công tố đợc xác định là một chức năng của VKSND, chức năng này luôn luôn đợc đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chức năng kiểm sát các hoạt động t pháp.