Khái niệm thực hành quyền công tố

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 36 - 39)

Trong khoa học luật TTHS, việc xác định quyền công tố và theo đó là thực hành quyền công tố có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Giải quyết đợc rõ ràng, rành mạch những vấn đề trên giúp cho việc xác định chính xác vai trò, vị trí cũng nh trách nhiệm của Viện kiểm sát trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thời gian qua mặc dù vẫn còn có ý kiến khác nhau, nhng vấn đề về quyền công tố cũng đã đợc quan tâm nghiên cứu trên cả phơng diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề thực hành quyền công tố, phạm vi và nội dung của nó, mối quan hệ giữa chức năng thực hành quyền công tố với thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS còn ít đợc đề cập và cha đợc rõ ràng. Trong các tài liệu pháp lý ở nớc ta mới chỉ đề cập chủ yếu đến quyền công tố và cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số chuyên đề về nâng cao chất lợng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp do VKSNDTC tổ chức nghiên cứu cũng chỉ đa ra một số biện pháp pháp lý, kiến nghị để nâng cao hiệu quả các công tác thực hiện chức năng nh: kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Trong nội dung nghiên cứu của các chuyên đề này cha phân biệt rành mạch hành vi tố tụng nào là thực hành quyền công tố, hành vi tố tụng nào là thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Cho đến nay, nhận thức của không ít ngời làm công tác nghiên cứu và thực tiễn của các cơ quan t pháp còn nhầm lẫn giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố, giữa thẩm quyền của Viện kiểm sát và các quyền năng pháp lý để thực hiện thẩm quyền đó. Vì vậy, nhiều ngời đã gặp vớng mắc và không lý giải đợc vấn đề khi một số cơ quan khác (cơ quan điều tra, Tòa án) cũng khởi tố vụ án thì có phải các cơ quan này cũng thực hành quyền công tố hay không ?

Nh phần trên chúng ta đã trình bày, chúng tôi quan niệm, quyền công tố là quyền của Nhà nớc, gắn liền với bản chất từng kiểu Nhà nớc, là quyền

truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với ngời có hành vi xâm phạm trật tự pháp luật. Trong TTHS, phạm vi của quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Để bảo đảm thực hiện quyền công tố trong thực tế đấu tranh chống tội phạm, Nhà nớc đã ban hành các văn bản pháp luật, trong đó quy định các quyền năng pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền đợc áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội. Cơ quan đợc giao thẩm quyền đa vụ án ra Tòa đợc gọi là cơ quan thực hành quyền công tố và điều này đợc thể hiện ở mỗi nớc là rất khác nhau, tùy thuộc vào bản chất chế độ chính trị, điều kiện và hoàn cảnh của từng nớc.

ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của pháp luật (từ Hiến pháp 1959, 1981 và 1992 và các Luật tổ chức VKSND 1960, 1981, 1992 và 2002) thì chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hành quyền công tố. Tuy vậy, việc phát động quyền công tố thì không chỉ có Viện kiểm sát mà cơ quan điều tra, Tòa án cũng có quyền. Nhng các quyết định khởi tố của cơ quan điều tra chỉ thực sự có ý nghĩa phát động công tố quyền sau khi đợc Viện kiểm sát xem xét; nếu quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ. Tòa án có quyền khởi tố vụ án hình sự, nếu qua việc xét xử phát hiện có tội phạm bị bỏ lọt, nhng các quyết định khởi tố vụ án hình sự của Tòa án đều phải đợc gửi cho Viện kiểm sát xem xét, nếu có vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát sẽ kháng nghị. Nh vậy, về mặt pháp lý chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan có quyền độc lập phát động quyền công tố mà không chịu sự can thiệp của bất cứ cơ quan nhà nớc nào.

Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra chỉ có quyền đề nghị việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, còn việc quyết định là do Viện kiểm sát; cơ quan điều tra có quyền độc lập thu thập tài liệu chứng cứ, nhng việc bảo đảm cho các tài liệu chứng cứ ấy có đủ cơ sở để truy tố bị

can hay không là do Viện kiểm sát chịu trách nhiệm. Trong trờng hợp không đủ căn cứ để buộc tội, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung tài liệu chứng cứ; có quyền đình chỉ vụ án; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính ngời đã có hành vi vi phạm pháp luật. Khi có đủ tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và xét thấy cần xử lý ngời đó trớc Tòa án thì Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra Tòa. BLTTHS nớc ta đã quy định thẩm quyền công tố của Viện kiểm sát trong TTHS rất lớn là "đợc áp dụng các biện pháp do BLTTHS để xác định tội phạm và xử lý ngời phạm tội" (Điều 23 BLTTHS). Nh vậy, về thực hành quyền công tố là chức năng mà không cơ quan nhà nớc nào làm thay Viện kiểm sát. Về vấn đề này, tháng 7 năm 1967, khi ủy ban Thờng vụ Quốc hội thảo luận Báo cáo của VKSNDTC, Đồng chí Trờng Chinh, Chủ tịch ủy ban Thờng vụ Quốc hội lúc đó đã kết luận: "Không có cơ quan nhà nớc nào có thể thay thế ngành kiểm sát để sử dụng quyền công tố. Bắt giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử có đúng ngời, đúng tội hay không, có đúng đờng lối chính sách của Đảng và Nhà nớc hay không, điều đó chính là Viện kiểm sát phải trông nom bảo đảm làm tốt".

Từ những nội dung đợc trình bày trên, chúng tôi cho rằng: Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng các biện pháp do luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội, đa ngời phạm tội ra xét xử trớc Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó.

Một phần của tài liệu quyền công tố ở Việt Nam (Trang 36 - 39)