Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 37 - 41)

Trong thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới – WTO thì việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước là hết sức cần thiết và sát thực, nhưng nhất

thiết phải dựa trên sự phân tích có chọn lọc kỹ lưỡng, có tính đến những sắc thái đặc thù và bối cảnh lịch sử cụ thể của nước ta. Chúng ta có lợi thế của một nước hội nhập sau nên sẽ tránh được một số sai lầm đáng tiếc khi đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là:

* Xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, loại bỏ độc quyền.

Trong thời gian qua, vấn đề tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp nhà nước tự chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp mình dường như chỉ mang tính hình thức, trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước vẫn tha hồ “làm mưa, làm gió” trên thị trường bởi các chính sách ưu đãi của nhà nước đã tạo ra cho nó cơ chế độc quyền. Trong thời gian ngắn nhất, Việt Nam cần phải có những biện pháp, chính sách tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Đặc biệt là làm lành mạnh khu vực tài chính nhà nước để bỏ dần những ưu đãi bất hợp lý đối với các doanh nghiệp nhà nước.

* Quyết tâm thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước, trong đó phải coi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm.

Chúng ta cần rút kinh nghiệm ngay từ những lý luận về cổ phần hoá. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không có nghĩa là Nhà nước cứ phải nắm cổ phần khống chế như Trung Quốc đã thực hiện mới quản lý được những doanh nghiệp này. Chúng ta phải xác định cụ thể những doanh nghiệp nhà nước nào thuộc những ngành, những lĩnh vực thực sự thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà tư nhân không thể làm hoặc không để tư nhân hoạt động thì nhà nước duy trì 100% vốn sở hữu. Nhưng để tránh độc quyền thì Nhà nước cũng nên tách các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực này thành các công

ty cạnh tranh với nhau. Với những doanh nghiệp nhà nước khác, Nhà nước có thể có cổ phần 20% hoặc 30%, không cần nắm giữ cổ phần khống chế trên 50% và Nhà nước chỉ nên tham gia vào các công ty này với vai trò của một cổ đông. Qua đó, tạo ra điều kiện tự chủ cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh và tồn tại trên thị trường, đồng thời nhà nước đỡ gánh nặng không cần thiết mà vẫn giữ vững định hướng XHCN, tăng cường được vai trò của chế độ công hữu.

Song song với giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chúng ta nên áp dụng kiên quyết và triệt để biện pháp giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta phải loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán.

* Tiếp tục công ty hoá doanh nghiệp nhà nước và thành lập các tập đoàn doanh nghiệp

Việt Nam cũng đã thành lập được các Tổng công ty 90, 91. Song nó còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Chúng ta thành lập các Tổng công ty là do áp đặt, do nhà nước chỉ định. Trong các tổng công ty, các doanh nghiệp vì cùng sản xuất một mặt hàng hoặc cùng một lĩnh vực kinh doanh nên các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau hoặc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lại dựa dẫm vào các doanh nghiệp kinh doanh khá giả. Như vậy đã tạo ra một vòng luẩn quẩn, không thể phát triển được, tạo ra một sự bao cấp ngay trong các tổng công ty. Những gì Trung Quốc đã làm và có hiệu quả trong việc xây dựng, thành lập các tập đoàn, Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng, khắc phục những tồn tại hiện nay ở các tổng công ty. Chúng ta không thể thành lập lại các tổng công ty nhưng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty cần phải sắp xếp lại các tổng công ty này, có sự phân công chuyên môn hoá, tận dụng triệt để những lợi thế của tính quy mô; phải cương quyết loại bỏ những doanh nghiệp không có khả năng tồn tại theo quy luật của thị trường. Đồng thời kinh nghiệm của Trung Quốc cũng rất có lợi cho chúng ta trong

việc tạo lập những tập đoàn doanh nghiệp mới. Đó là các tập đoàn đa sở hữu Nhà nước giữ cổ phần chi phối đảm bảo đủ sức giữ vai trò phân phối một bộ phận tài nguyên quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

* Đổi mới cơ chế quản lý DNNN theo hướng tăng cường hơn nữa quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp

Mở rộng quyền tự chủ cho các DNNN trên các mặt huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn, đổi mới cơ chế quản lý, chi phí, doanh thu của các doanh nghiệp theo hướng mở rộng quyền hạn chịu trách nhiệm của người quản lý điều hành doanh nghiệp về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thực hiện quyền chủ sở hữu của nhà nước đối với các DNNN theo nguyên tắc: Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện không phân chia quyền sở hữu, có phân công, phân cấp hợp lý, không chồng chéo, trùng lặp giữa các chủ thể quản lý trên các mặt quyết định thành lập, mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn, đầu tư nhân sự chủ chốt, tài chính và giám sát

Đồng thời để cải cách quản lý DNNN, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp như:

- Chấm dứt việc bao cấp tài chính và ngân sách cho các DNNN bằng cách chuyển từ phương thức giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn sang phương thức kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường.

- Tăng cường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường sản phẩm cũng như thị trường nguyên liệu.

- Nghiên cứu áp dụng hình thức “hợp đồng quản lý” doanh nghiệp mà Trung Quốc đã thực hiện rất thành công.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)