Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 94 - 97)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.2.1 Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nhà nước

để có một cách ứng xử tốt nhất trong quá trình cạnh tranh. Với ý nghĩa đó, Nhà nước có thể đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bằng cách:

- Hình thành các trung tâm thu thập, phân tích và cung cấp thông tin về thị trường và công nghệ của khu vực và thế giới cho các doanh nghiệp.

- Tổ chức các hội chợ, triển lãm kinh tế, hội thảo thông tin khoa học công nghệ trong và ngoài nước.

Thông qua các hoạt động đó, Nhà nước sẽ cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho các DNNN trên tất cả các phương tiện thông tin kinh tế, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin về nhân sự. Đây chính là điều kiện quan trọng để DNNN nâng cao sức cạnh tranh của mình trong sự bùng nổ thông tin như hiện nay.

3.2.2. Nâng cao chất lượng các nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước

3.2.2.1 Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nhà nước nhà nước

Vốn, công nghệ và nguồn nhân lực là những yếu tố đầu vào có tính quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong các nguồn lực cần chú trọng nguồn vốn cho DNNN. Vì phần lớn các DNNN ở trong tình trạng thiếu vốn. Nhà nước cần có giải pháp giúp các doanh nghiệp khắc phục tình trạng khó khăn về vốn như:

- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp (thuế thu nhập doanh nghiệp mức phổ biến ở nước ta là 32%, cao hơn các nước ASEAN từ 2-5%).

- Thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu để tập trung và tích tụ vốn cho sản xuất và kinh doanh.

- Tiếp tục thực hiện CPH DNNN để huy động vốn …

Trong thời gian tới, khi chúng ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp ngày càng lớn. Chính vì vậy, để tạo vốn cho các DNNN trong giai đoạn hiện nay cần áp dụng 2 giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cho phép các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Chúng ta biết rằng, hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, vốn là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, nhất là các DNNN. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi sản phẩm của các doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên để làm được vấn đề này, đòi hỏi phải có vốn. Nền kinh tế thị trường cũng tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp huy động từ nhiều nguồn vốn và mỗi doanh nghiệp có một cách huy động cho riêng mình như: có thể huy động từ dân cư, từ các đại lý bán hàng của chính doanh nghiệp thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp… Có thể nói đây là nguồn vốn quan trọng giúp không ít doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Nhiều DNNN đã làm cách này như: Công ty may Chiến Thắng, công ty pin… Tuy nhiên, việc huy động vốn theo cách này còn nhiều vấn đề nổi cộm như: Phương thức huy động như thế nào? Thời hạn huy động bao lâu? Lãi suất bao nhiêu? Được sử dụng vào những mục

đích gì và giới hạn được huy động bao nhiêu?… Cần cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước nhằm huy động và sử dụng nguồn vốn này tránh được sự tùy tiện và rủi ro. Bởi vì, các DNNN huy động vốn từ dân cư, cán bộ công nhân viên và các đại lý của họ sử dụng như thế nào, mục đích gì các chủ nợ không thể kiểm soát được nên dễ gây rủi ro cho các chủ nợ. Cho nên, để giảm bớt rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho người cho vay và huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội thì việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp với thời hạn, lãi suất, mục đích rõ ràng là cấp bách đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Việc huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu đối với các doanh nghiệp là việc làm mới mẻ, do vậy cần có sự giúp đỡ của NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua phát hành trái phiếu chỉ thực sự đạt hiệu quả cao một khi lạm phát được kiềm chế ở mức thấp và lãi suất huy động thích hợp với một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả.

Thứ 2, hoàn thiện và phát triển hình thức tín dụng thuê mua đối với các doanh nghiệp

Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập thì điều quan trọng nhất là phải tăng tốc độ đổi mới công nghệ. Việc đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ hiện đại không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Bởi “Lực bất tòng tâm” không chỉ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà ở hầu hết các DNNN. Trong thời gian qua, doanh nghiệp có kinh nghiệm huy động vốn truyền thống là vay của các tổ chức tín dụng bằng hình thức thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Song việc vay vốn để đổi mới công nghệ thì các DNNN đang gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì một mặt nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng có hạn, mặt khác các DNNN thiếu những điều kiện nhất định về tài sản thế chấp, cầm cố. Do đó, thuê mua để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đã trở thành xu hướng của nhiều doanh

nghiệp. Để đi thuê phải có người cho thuê. Thực chất đi thuê và cho thuê là một giải pháp cấp tín dụng bằng hiện vật hoặc trợ giúp về mặt tài chính để các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị.

Ở nước ta thời gian qua, có một số DNNN triển khai hình thức tín dụng thuê mua này và coi đây là hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn rất có hiệu quả. Có thể kể đến là hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Việt Nam Airlines) đã áp dụng hình thức thuê mua để nâng cấp đội máy bay hiện đại. Hãng coi những hình thức tài trợ vốn này là phương thức cứu cánh của ngành khi chưa có đủ vốn để mua hoàn toàn máy bay mới hiện đại.

Tín dụng thuê mua là hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn rất mới mẻ đối với nước ta, thời gian qua hình thức này chưa được phát triển cả về chất lượng cũng như số lượng lẫn quy mô tín dụng. Ở nước ta hiện nay mới chỉ có 8 công ty cho thuê tài chính hoạt động trong đó có 5 công ty tài chính 100% vốn trong nước trực thuộc ngân hàng thương mại quốc doanh, một công ty liên doanh và 2 công ty 100% vốn nước ngoài. Hoạt động cho thuê tài chính còn quá mới, nhiều DN chưa hiểu về hoạt động này mà chỉ nghĩ rằng ngân hàng là nguồn cung ứng duy nhất; các DNNN chưa tiếp cận nhiều với hình thức này vì tín dụng cho vay có lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho thuê. Nghiệp vụ cho thuê tài chính là một nghiệp vụ phức tạp mang tính tổng hợp cao liên quan đến nhiều nghành nghề, nhiều lĩnh vực. Để đẩy mạnh hoàn thiện và phát triển hình thức tín dụng này đáp ứng nhu cầu vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện đại cần phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ thuê mua, xác lập và mở rộng đối tượng tài sản mua cũng như hoàn thiện hệ thống luật pháp hiện hành tạo điều kiện cho tín dụng thuê mua hoạt động.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)