Giảm đáng kể số DNNN kém hiệu quả và không cần thiết; DNNN có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách và tổng sản phẩm quốc nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 41 - 42)

đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách và tổng sản phẩm quốc nội

Việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu DNNN trong thời gian vừa qua đã giảm đáng kể số lượng DN và đã có tác động góp phần nâng cao năng lực nói chung của cả khu vực DNNN, tập trung chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực quan trọng. Số lượng DNNN đã giảm từ hơn 12.000 năm 1992 xuống 4086 DN năm 2005 (trong đó 3067 công ty nhà nước và hơn 1000 DN có cổ phần chi phối của nhà nước). So với năm 2000 số doanh nghiệp đã giảm được 20% (1673 DN); trong đó DNNN trung ương giảm 11,7% (242 DN); DNNN địa phương giảm 61,4% (1431 DN). Đến hết 9/2006, chỉ còn gần 2200 DN 100% vốn nhà nước trong đó hơn 1500 DN hoạt động sản xuất kinh doanh, 355 DN quốc phòng an ninh và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, số còn lại là các nông lâm trường quốc doanh, một phần trong số này nằm trong 105 tập đoàn và tổng công ty; với tổng số vốn Nhà nước gần 260 nghìn tỷ đồng.

Bảng 2.1: Số lượng công ty nhà nước qua các năm

Đơn vị tính: doanh nghiệp

6852 6852 5800 5600 5400 5266 5428 5800 5600 5400 5266 5428 4773 4223 3808 3067 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của sản xuất kinh doanh và tỷ trọng trong GDP của các DNNN đã có những cải thiện đáng kể. Chủ trương sắp xếp đổi mới DNNN đã giúp khu vực này thu hẹp về số lượng, nhưng lại lớn mạnh hơn về giá trị sản xuất và đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, DNNN đóng góp khoảng 40% thu nhập trong GDP của cả nước. Bên cạnh đó, tỷ lệ đóng góp vào NSNN của các DNNN cũng rất lớn. Nếu năm 2000 số DNNN chiếm khoảng 13,62% và nộp ngân sách là 50,6% thì đến năm 2005, số DNNN chỉ chiếm 3,61% nhưng tỷ lệ nộp ngân sách vẫn rất lớn chiếm 40,79%. Đồng thời khu vực DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và vẫn là “lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu cho sản xuất, quốc phòng, an ninh”.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 41 - 42)