Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 71 - 75)

- DNNN DN ngoài nhà nước

2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

Việt Nam

Từ những phân tích trên có thể rút ra được một số kết luận chung về năng lực cạnh tranh của các DNNN Việt Nam khi gia nhập WTO như sau:

Thứ nhất, xét theo góc độ đo lường năng lực cạnh tranh

- Vốn hoạt động của các DNNN Việt Nam là quá khiêm tốn. Ngay cả một tổng công ty lớn như tổng công ty Hàng Không Việt Nam cũng chỉ hội nhập với tiềm lực về vốn khoảng vài trăm triệu USD, quá nhỏ bé so với một số hãng hàng không khu vực có số vốn lên đến hàng tỷ USD như Singapore AirLine (SIA) ( 9 tỷ 624 triệu USD), Cathay Pacific ( 6 tỷ 151 triệu USD). Quy mô vốn nhỏ như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của các DNNN khi chúng ta hội nhập sâu hơn vào sân chơi quốc tế.

- Lợi nhuận của các DNNN không ổn định và phụ thuộc nhiều vào sự bảo hộ của nhà nước hoặc lợi thế do độc quyền đem lại. Ngay cả DNNN độc quyền hoàn toàn như Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) hàng năm vẫn có lãi khoảng 40 triệu USD. Nhưng theo Ngân Hàng Thế Giới (WB), phần lãi này không đủ bù đắp khoản vốn đầu tư của chính phủ cho doanh nghiệp này. Nói cách khác nếu EVN không được chính phủ cấp vốn, mà phải vay tín dụng thì phần lãi trên không đủ trả lãi và nợ vay ngân hàng. Trong thời gian tới, khi

chúng ta thực hiện hàng loạt các cam kết mà WTO đưa ra như xoá bỏ dần bảo hộ, độc quyền và mở cửa thị trường hơn nữa thì chắc chắn lợi nhuận của các DNNN Việt Nam sẽ còn tiếp tục giảm.

- Khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm của các DNNN yếu, chưa khai thác hết các tiềm năng ở thị trường trong nước, việc mở rộng thị trường ra nước ngoài còn nhiều hạn chế, do thiếu thông tin về bạn hàng, ít hiểu biết về tập tính văn hoá và thói quen tiêu dùng của khách hàng nước ngoài. Hơn nữa, do uy tín hàng hoá Việt Nam vẫn chưa được củng cố, giá lại cao, chất lượng chưa được người tiêu dùng tin tưởng. Do vậy, thị phần của DNNN không đáng kể trên thị trường quốc tế, thậm chí nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: cà fê, gạo, hạt điều, thuỷ sản, may mặc… chủ yếu do các thành phần kinh tế khác chiếm ưu thế.

Thứ hai, từ góc độ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

- Công nghệ của các DNNN phổ biến là lạc hậu. Chỉ một số DNNN có trình độ công nghệ hiện đại hoặc trung bình của Thế Giới và khu vực như: viễn thông; phát, dẫn điện; sản xuất thiết bị đo điện; lắp ráp điện tử; sản xuất vật liệu xây dựng…, số doanh nghiệp còn lại có trình độ công nghệ lạc hậu so với thế giới từ 20 năm đến 30 năm, thậm chí hơn 30 năm như: cơ khí, sản xuất phôi thép… Nếu so với công nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì DNNN cũng chưa vươn kịp, nếu không nói là còn thấp trên nhiều mặt. Đã thế động lực để đổi mới công nghệ còn rất yếu, vướng mắc nhiều rào cản về cơ chế chính sách và cả bản thân yếu tố con người trong các DNNN ( Chẳng hạn đưa công nghệ cao vào DNNN thì công nhân thừa đưa đi đâu…?). Các ngành công nghiệp có trình độ cao, hiện đại như điện tử, tin học mới chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong giá trị sản xuất công nghiệp.

- Quản trị doanh nghiệp phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn ISO, nhìn vào DNNN đang nặng nề quy trình kiểu cũ, tính năng động thấp một phần do bản thân doanh nghiệp, một phần do cơ chế quản lý chưa tạo quyền chủ động cho DNNN như: vấn đề về nhân sự cấp cao của doanh nghiệp, cơ chế tài chính theo kiểu định mức chi phí trực tiếp chưa hướng tới lợi nhuận, một số doanh nghiệp đang mắc cả cơ chế giá như: điện, xăng dầu, xi măng, sắt thép. Vì vậy, năng suất lao động thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kém. Nhiều sản phẩm thiết yếu do Nhà nước sản xuất ra có giá bán cao hơn nhiều so với giá nhập khẩu.

- Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ quản lý trong các DNNN còn hạn chế.

Lao động trong DNNN đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý chủ yếu là lao động thủ công (chiếm hơn 50%). Lao động kỹ thuật cao chỉ chiếm hơn 5%. Các DNNN chưa chú trọng nhiều tới việc đào tạo tay nghề cho người lao động. Chính vì thế mà chất lượng nguồn nhân lực ở mức thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng trình độ công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí và giá thành sản xuất.

Trình độ quản lý của nhiều DNNN còn bất cập. Trình độ năng lực của cán bộ lãnh đạo chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý mới, sự hiểu biết về luật pháp quốc tế, kiến thức về quản trị kinh doanh, trình độ tin học và ngoại ngữ của nhiều giám đốc còn hạn chế. Thêm vào đó, cơ chế tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực trong các DNNN không có sự thay đổi. Cơ chế bao cấp xin – cho và nạn con ông, cháu cha đã tạo nên những bước cản lớn trong việc thu hút nhân tài, cũng như bồi dưỡng những tài năng trẻ.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể năng lực cạnh tranh của các DNNN hiện nay ở nước ta còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thậm chí, năng lực cạnh tranh của khu vực DNNN còn thấp hơn so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khả năng cạnh tranh

thấp của DNNN là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến cho năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam ở mức thấp so với trình độ chung của thế giới. Năm 2004 và 2005, Việt Nam có mức tụt hậu mạnh nhất về năng lực cạnh tranh. Năm 2004, Việt Nam bị tụt 17 bậc so với năm 2003; Năm 2005 tụt 4 bậc so với năm 2004.

Bảng 2.12: Xếp hạng năng lực cạnh của Việt Nam và một số nước Châu Á 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Việt Nam 48 58 60 65 60 77 81 Singapo 1 2 4 4 6 Hàn Quốc 22 28 23 21 18 Malayxia 16 24 30 27 29 23 Thái Lan 30 30 33 32 32 36 Ấn Độ 52 49 36 48 56 Inđônêxia 37 44 55 67 72 44 Tổng số nước 59 59 75 80 102 104 104

CHƯƠNG 3: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)