Về năng lực chiếm lĩnh thị trường và nắm bắt thông tin của DNNN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 64 - 65)

- DNNN DN ngoài nhà nước

2.2.7 Về năng lực chiếm lĩnh thị trường và nắm bắt thông tin của DNNN

Thành tựu kinh tế mà thế giới trân trọng là xuất khẩu cà phê, gạo và hạt điều trong thời gian ngắn nước ta đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới, thì tổng công ty cà phê Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng xuất khẩu chưa đầy 30% (còn lại là của các thành phần khác). Riêng về xuất khẩu hạt điều, chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh. Cũng tương tự như vậy, hạt tiêu xuất khẩu Việt Nam đang đứng thứ nhất, thì chủ yếu cũng do dân doanh. Lĩnh vực thuỷ sản lại càng khẳng định thêm điều đó (mặc dù có 3 tổng công ty thuỷ sản nhà nước). Sản phẩm dệt may đang đứng thứ 2 về kim nghạch xuất khẩu (sau dầu khí). Tuy vậy, phần lớn hoạt động của ngành này cũng là gia công thuần tuý, sản phẩm có hàm lượng quốc gia quá ít, chủ yếu là tiền công, còn từ vải đến phụ liệu, máy móc thiết bị đều nhập ngoại, và trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành này, tập đoàn dệt may của Nhà nước cũng chỉ chiếm khoảng 21% (năm 2005), và trong 1 tỷ USD xuất khẩu đó, hầu hết là từ các công ty CPH.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sản phẩm của các DNNN không có tính cạnh tranh do chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thêm vào đó các sản phẩm bán ra thường có giá thành cao và các dịch vụ bán hàng còn yếu kém cũng làm giảm khả năng chiếm lĩnh thị trường của những hàng hoá này.

Những hiểu biết của DNNN về thị trường thế giới, về yêu cầu và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế đến bản thân doanh nghiệp còn hạn chế. Tình trạng phổ biến là các DNNN còn rất thiếu thông tin về thị trường, về công nghệ kỹ thuật và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cùng loại trong khu vực và thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp cũng rất khó khăn trong việc so sánh đánh giá các đối thủ cạnh tranh để xác định và lựa chọn chiến lược cạnh tranh cho phù hợp. Thực tế là một số DNNN vẫn quan tâm nhiều đến củng cố các “mối quan hệ” để xin – cho hơn là nâng cao

chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến tác động của hội nhập KTQT và thiếu thông tin từ quá trình này, nhất là các DNNN ở địa phương. Theo một kết quả điều tra thực tế, có đến 70% các doanh nghiệp ở nông thôn được phỏng vấn cho rằng họ không biết tự do hoá thương mại sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với họ, và vì thế không có một kế hoạch nào để đối mặt với quá trình này.

Trường hợp cá basa của ta xuất khẩu vào Mỹ đã bị kiện là bán phá giá do thị trường Mỹ có cả người tiêu dùng cá basa và người sản xuất cá da trơn tương tự. Do cá basa của ta rẻ hơn, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Mỹ với thị phần khoảng 2% đã đặt người nuôi cá basa ở Mỹ trước nguy cơ phá sản. Người dân Mỹ nuôi cá đã kiện lên chính phủ Mỹ đòi bảo vệ.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng việc có đủ thông tin để nghiên cứu thị trường, xác định dung lượng của thị trường cũng như đánh giá đúng đối thủ là một vấn đề rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)