Hỗ trợ khai thông các quan hệ thị trường và đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 93 - 94)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.1.6 Hỗ trợ khai thông các quan hệ thị trường và đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nhà nước

động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nhà nước

Trong sự vận hành của cơ chế thị trường, số phận của hàng hóa, dịch vụ và từ đó số phận của nhà sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định. Thị trường quyết định cả yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của DN. Thị trường chính là nơi thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đặc biệt là khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị dỡ bỏ thì sự thẩm định về khả năng cạnh tranh của DN càng nghiệt ngã. Vì vậy, một mặt Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích và phát triển đồng bộ các loại thị trường như thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường sức lao động , thị trường vốn, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường bất động sản, thị trường các dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, thị trường dịch vụ tư vấn pháp lý… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất. Mặt khác, việc phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý và khai thác thông qua các quan hệ thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước là cần thiết đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của DNNN hiện nay.

Cùng với khai thác thông qua các quan hệ thị trường, Nhà nước cần hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin và các hoạt động xúc tiến thương mại cho

các doanh nghiệp. Đủ thông tin và xử lý đúng thông tin là công cụ quan trọng để các DNNN nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Bởi vì có đủ thông tin nhà sản xuất mới biết sản xuất cái gì? bán ở đâu? và sản xuất bằng cách nào? Người tiêu dùng, nếu không có thông tin thì khó có thể biết được chính xác giá cả hàng hóa từng nơi, từng lúc… để từ đó quyết định hành vi mua sắm của mình. Do đó việc tiếp nhận và xử lý thông tin qua vai trò quản lý của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các DNNN có cơ hội nhận đủ thông tin để có một cách ứng xử tốt nhất trong quá trình cạnh tranh. Với ý nghĩa đó, Nhà nước có thể đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bằng cách:

- Hình thành các trung tâm thu thập, phân tích và cung cấp thông tin về thị trường và công nghệ của khu vực và thế giới cho các doanh nghiệp.

- Tổ chức các hội chợ, triển lãm kinh tế, hội thảo thông tin khoa học công nghệ trong và ngoài nước.

Thông qua các hoạt động đó, Nhà nước sẽ cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho các DNNN trên tất cả các phương tiện thông tin kinh tế, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin về nhân sự. Đây chính là điều kiện quan trọng để DNNN nâng cao sức cạnh tranh của mình trong sự bùng nổ thông tin như hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)