Với giải pháp cổ phần hoá, một số doanh nghiệp cổ phần đã cho thấy xu hướng hoạt động có hiệu quả tốt hơn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 46 - 48)

- DNNN DN ngoài nhà nước

2.1.3 Với giải pháp cổ phần hoá, một số doanh nghiệp cổ phần đã cho thấy xu hướng hoạt động có hiệu quả tốt hơn

xu hướng hoạt động có hiệu quả tốt hơn

Kể từ 1/7/1993 DNNN đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Tính đến hết năm 2006 đã có 3097 doanh nghiệp được cổ phần hoá, trong đó chỉ tính riêng năm 2005 thực hiện cơ chế cổ phần hoá theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã có 967 đơn vị được phê duyệt phương án cổ phần hoá.

Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá

Đơn vị tính: doanh nghiệp

116 250 211 203 250 211 203 185 537 805 967 0 200 400 600 800 1000 1200 <1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn: Tạp chí Tài chính tháng 9/2006

Thông qua cổ phần hoá, các DN đã huy động được trên 22 nghìn tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội, đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Số vốn nhà nước tại các DN đã CPH tăng mạnh. Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DNNN CPH là trên 40 nghìn tỷ đồng, gần 15,5% tổng vốn nhà nước có đến đầu năm 2006. Tổng giá trị thực tế DN đã CPH là gần 164 nghìn tỷ đồng.

Tuy với mức độ khác nhau nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả hơn. Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động kinh doanh của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%; doanh thu bình quân tăng 23,6%; lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%; trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%; thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%, số lượng lao động bình quân tăng 6,6%; cổ tức bình quân đạt 17,11%.

Việc đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao gắn với việc thực hiện niêm yết đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tạo đà cho thị trường chứng khoán phát triển. Tính đến nay tổng số doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán là 57, trong đó có tới 49 doanh nghiệp được hình thành từ quá trình CPH DNNN với tổng số vốn điều lệ đăng ký giao dịch, niêm yết trên 9100 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô vốn lớn hơn trước đây: trong số 967 đơn vị đã được phê duyệt phương án CPH trong năm 2005 thì có tới 310 đơn vị có số vốn trên 10 tỷ đồng (chiếm 32%), trong đó gần 10 doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 300 tỷ đồng. Nếu như trước năm 2005 vốn nhà nước trong 2037 đơn vị cổ phần hoá chỉ khoảng 20 nghìn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thì chỉ riêng năm 2005 vốn nhà nước trong 967 đơn vị CPH đã đạt 20 nghìn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước.

Điều đáng chú ý là trong số những DN CPH đã có nhiều DN có quy mô vốn lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư. Có thể kể đến các công ty như: Công ty khoan và dịch vụ dầu khí, các nhà máy thuỷ điện Sông Hinh (Vĩnh Sơn), Thác Bà, Phả Lại, Điện lực Khánh Hoà, Công ty giấy Tân Mai, Công ty vận tải xăng dầu đường thuỷ I, Vinamilk, công ty Kinh Đô. Giá trị của Vinamilk lên tới 2500 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 1500 tỷ đồng. Nhà máy thuỷ điện Sông Hinh có giá trị 2114 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 1253 tỷ đồng.

Cùng với việc sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, từ năm 2001 đến nay đã giải thể cơ quan văn phòng 5 tổng công ty không giữ được vai trò chi phối, hỗ trợ các công ty thành viên; sáp nhập, hợp nhất 7 TCT; tổ chức lại TCT Rượu - Bia - Nước giải khát thành 2 TCT; thành lập thêm 17 TCT nhà nước; tổ chức lại 7 TCT thành tập đoàn, đưa 1 TCT 90 vào cơ cấu của tập đoàn. Đến năm 2006, cả nước có 105 tập đoàn và TCT (7 tập đoàn, 13 TCT 91, 83 TCT thuộc các Bộ, ngành, địa phương và 2 TCT thuộc tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).

Việc sắp xếp các TCT đã tạo ra sự đổi mới về cơ cấu các doanh nghiệp thành viên; đổi mới phương thức tổ chức quản lý của TCT với các DN thành viên và thu hút thêm vốn từ xã hội, đồng thời đổi mới tổ chức quản lý ngay trong từng DN thành viên. Nếu cuối năm 2001, DN thành viên các TCT hầu hết là do TCT giữ 100% vốn điều lệ thì đến nay cơ cấu DN thành viên đã thay đổi cơ bản. Các TCT 91 chỉ còn 57,8% công ty do TCT nắm giữ 100% vốn điều lệ, còn 42,2% là công ty cổ phần do TCT giữ trên 50% vốn điều lệ; của TCT 90 tương ứng là 38,7% và 61,3%.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 46 - 48)