Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 108 - 110)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.3.5 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để có được văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong cộng đồng - là yếu tố nền tảng để đạt tới sự thống nhất sức mạnh trong công việc kinh doanh. Chẳng hạn như tổ chức hội hiếu, hỉ, thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, cùng nhau quan tâm đến lợi ích chung của toàn doanh nghiệp. Đồng thời, phải xây dựng mối giao lưu cởi mở, rộng rãi và tin cậy với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Ví như quan hệ giữa giữa doanh nghiệp với Nhà nước, ý thức tuân thủ pháp luật, bảo toàn vốn của Nhà nước và làm nghĩa vụ nộp ngân sách, giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp (cung cấp thiết bị, điện, nước, tài chính, nguyên vật liệu…), giữa doanh nghiệp với khách hàng; giữa doanh nghiệp với các đối tác cạnh tranh hay bạn hàng… Ngay từ khâu tuyển dụng, cần đặt ra yêu cầu cao về nhân sự, buộc các thành viên mới tham gia doanh nghiệp phải phát huy trí lực, tính năng động, sáng tạo trong việc tạo ra hiệu quả của công việc, tạo dựng không khí thi đua, phấn đấu của toàn đơn vị. Trong kinh doanh hiện đại, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần gắn với việc tổ chức các kỳ tham quan, nghỉ mát, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa thể thao… để tạo bầu không khí lành mạnh thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo một “bầu không khí” riêng, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.

Văn hóa của doanh nghiệp không phải là cái bất biến mà nó cần phải thay đổi theo yêu cầu của bộ máy tổ chức quản lý, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Nó phải được xây dựng trên nền tảng là truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Văn hóa của doanh nghiệp phải được sử dụng như một yếu tố nâng cao khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Qua hơn 20 năm đổi mới, DNNN đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách và tổng sản phẩm quốc nội; quy mô và hiệu quả hoạt động được nâng cao hơn so với thời kỳ trước đổi mới; một số doanh nghiệp sau cổ phần hoá đã cho thấy xu hướng hoạt động có hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, DNNN là một bộ phận trực tiếp và không thể thiếu trong quá trình hội nhập KTQT.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, năng lực cạnh tranh của các DNNN hiện nay ở nước ta còn kém so với yêu cầu hội nhập cụ thể là: quy mô nhỏ, đầu tư dàn trải và bất hợp lý; hiệu quả SXKD thấp chưa tương xứng với những gì nhà nước đầu tư; trình độ kỹ thuật – công nghệ lạc hậu; trình độ quản lý và năng lực sản xuất của người lao động còn nhiều hạn chế; giá thành cao, chất lượng thấp; năng lực chiếm lĩnh thị trường và nắm bắt thông tin yếu; khả năng chuyển đổi chậm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu kém của các DNNN Việt Nam trong đó có các nguyên nhân ở tầm vĩ mô (như môi trường chính sách, thể chế kinh tế,…) và các nguyên nhân ở tầm vi mô (tự bản thân các DN). Nếu khai thác được những điểm mạnh và nhanh chóng khắc phục những điểm yếu kém để phát triển khu vực này thì DNNN sẽ là một công cụ đắc lực để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN phải xuất phát từ cả hai chủ thể: doanh nghiệp và Nhà nước. Yêu cầu hàng đầu để DN trụ vững và phát triển phụ thuộc vào chính khả năng , sự cố gắng của từng DN. Sự hiện diện của cơ chế chính sách, sự hỗ trợ của Nhà nước là yếu tố rất quan trọng tạo đà cho DN phát triển vững chắc, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên luận văn của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong các thầy cô góp ý để luận văn của em được hoàn chỉnh. Em xin trân trọng cảm ơn.

Trong thời gian thực hiện đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Minh Khải. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)