- DNNN DN ngoài nhà nước
2.2.6 Về hoạt động maketing
* Về dịch vụ sau bán hàng
Nhìn chung, các dịch vụ sau bán hàng của các DNNN chưa thực sự tốt. Nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến dịch vụ bảo hành sau khi bán hàng, hay dịch vụ tư vấn khách hàng hầu như không có ở các DNNN. Trong khi đó những dịch vụ này, các doanh nghiệp tư nhân làm rất tốt. Do đó, trong nhiều lĩnh vực, DNNN ít được khách hàng tín nhiệm hơn các doanh nghiệp tư nhân.
Thêm vào đó, các chi phí cho dịch vụ của DNNN nhìn chung rất đắt, điển hình như chi phí cho vận chuyển, chi phí dịch vụ điện thoại, dịch vụ internet. Chẳng hạn, cước điện thoại quốc tế đang ở mức cao so với các nước trong khu vực. Nếu lấy Nhật Bản làn ví dụ điểm gọi đến thì cước từ Việt Nam cao gấp 3,5 lần so với Inđônêxia, 3 lần so với Thái Lan, và gấp 10 lần Singapo. Chi phí vận hành cảng đắt gấp 2 lần ở Băng Cốc. Riêng cước dịch vụ internet hiện nay gần đắt nhất thế giới (khoảng 18.000 đồng/giờ). Chi phí dịch vụ cao như vậy đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường nhất là trong điều kiện hội nhập WTO.
Ngoài những hạn chế trong chi phí dịch vụ, các dịch vụ bảo hành, tư vấn, các DNNN còn ít quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng. Rất ít DNNN áp dụng, triển khai phương pháp lắng nghe khách hàng (VOC) như: tìm kiếm khách hàng, bán hàng cho khách, tìm hiểu tâm lý khách hàng, tìm cách làm hài lòng khách hàng, giữ nhóm khách hàng hiện tại làm khách hàng lâu dài, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng… Như vậy dịch vụ quan tâm đến khách hàng cũng chưa được các DNNN áp dụng.
* Về quảng cáo và tiếp thị
Quảng cáo và tiếp thị là rất cần thiết trong khuyếch trương sản phẩm, nó quyết định đến việc sản phẩm được tiêu thụ nhanh hay chậm. Có thể nói các DNNN hiện nay chưa quan tâm đến công cụ này để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Quảng cáo có sức mạnh rất lớn, nó là cách thức nhanh nhất để giúp các doanh nghiệp đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thông qua quảng cáo, các doanh nghiệp có thể giới thiệu về sản phẩm, tính năng, tác dụng của sản phẩm đó. Tuy nhiên, hiện nay các DNNN vẫn chưa chú ý đến hình thức này. Hàng năm, các DNNN bỏ rất ít doanh thu để đầu tư cho việc quảng cáo. Theo thống kê, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung chỉ chi khoảng 2% doanh thu cho quảng cáo hình và 4% - 5% cho quảng cáo báo in trong khi tiêu
chuẩn mà Nhà nước đề ra là 10% doanh thu. Riêng DNNN việc chi cho quảng cáo còn ít hơn nhiều. Một số DNNN đi đầu trong công tác này như VNPT, Việt Nam Airline, công ty cổ phần Vinamilk, tập đoàn dầu khí Việt Nam… Trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài lại rất coi trọng công tác này. Chính vì thế càng làm cho sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước khó lòng cạnh tranh được trên thị trường. Thêm nữa, bản thân các dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam chưa thực sự phát triển, không thu hút được các doanh nghiệp. Theo thống kê của hiệp hội quảng cáo, Việt Nam có hơn 1000 công ty quảng cáo nhưng chỉ có 10 công ty trong số này thực sự chuyên nghiệp và chỉ có 5 công ty mang tầm quốc tế. Điều này cũng là bất lợi cho các DNNN trong việc triển khai công tác quảng cáo.
Hiện nay, hầu hết các DNNN chưa đưa ra được chiến lược marketing cụ thể, chưa tiếp thị các sản phẩm đến khách hàng. Đặc biệt ở khía cạnh phát triển thương hiệu cho thấy, mặc dù đang được nhận nhiều ưu đãi và điều kiện phát triển, không nhiều DNNN và các TCT quan tâm một cách thích đáng đến việc tạo dựng hình ảnh của chính mình và chưa tạo nên một nhãn hiệu có tính thương mại cao cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này đi ngược lại với mục đích kinh doanh. Những bài học về mất thương hiệu gần đây (như Vinataba, dầu cao sao vàng, Petro Việt Nam) là những minh chứng rất cụ thể khẳng định việc các DNNN chưa chú trọng công tác xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, do sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện một số thương hiệu lớn như cà phê Trung Nguyên; Bitis; Kinh Đô…tuy nhiên các thương hiệu lớn đó hầu hết là của doanh nghiệp tư nhân.
Nhìn chung công tác tiếp thị và quảng cáo của các DNNN còn rất yếu. Ít DNNN quan tâm đến công cụ này, trong khi đây lại là cách thức hữu hiệu để nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.