Hoàn thiện chính sách về đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 81 - 83)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.1.4 Hoàn thiện chính sách về đổi mới công nghệ

Để đổi mới công nghệ ở các DNNN, trước hết Việt Nam phải có một chiến lược quốc gia về đổi mới công nghệ, đặt đổi mới công nghệ của DNNN trong một chiến lược tổng thể chung. Chiến lược phải thể hiện rõ: quan điểm, mục tiêu của đổi mới công nghệ, các định hướng ưu tiên phát triển công nghệ, các giải pháp chiến lược, lộ trình đổi mới công nghệ quốc gia. Để thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các DNNN cần thực hiện các giải pháp sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết để thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học vào đổi mới công nghệ; ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào quá trình sản xuất của các DNNN. Cụ thể là, hoàn thiện quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ; nâng cao năng lực của các cơ quan giải quyết tranh chấp về sở hữu chí tuệ; xử lý các vi phạm về bản quyền; thể chế hóa các giao dịch, hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ; làm rõ cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách đặc thù cho các DN khoa học công nghệ, trong đó phân định rõ hoạt động khoa học công nghệ có tính công ích (nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ mới, công nghệ cao; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao) và hoạt động kinh doanh của DN khoa học công nghệ (chuyển giao công nghệ có tính thương mại; đầu tư góp vốn bằng bí quyết công nghệ sản xuất đại trà).

- Xây dựng hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cho chuyển giao và đổi mới công nghệ như: thiết lập mạng lưới thông tin về công nghệ, xây dựng hệ thống tư vấn về công nghệ, hệ thống thẩm định; đào tạo cán bộ, hệ thống nghiên cứu và triển khai, hệ thống tài chính phục vụ cho đổi mới công nghệ, mạng lưới xúc tiến đầu tư nước ngoài.

- Thúc đẩy liên kết đầu tư đổi mới công nghệ thông qua liên kết viện - doanh nghiệp; Viện - Nhà nước - Doanh nghiệp; Viện - Ngân hàng/ tổ chức tài chính - Doanh nghiệp. Hạn chế đầu tư trực tiếp cho các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ theo cơ chế “xin-cho”, chuyển sang đầu tư gián tiếp như tạo điều kiện hạ tầng, hoàn thiện khung khổ pháp luật thị trường khoa học công nghệ và chế tài, hình thành quỹ khoa học công nghệ, hỗ trợ hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư từ ngân sách vào hoạt đông khoa học công nghệ gắn với nhu cầu của DN.

- Sử dụng các công cụ thuế thúc đẩy đổi mới công nghệ: doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí các khoản chi cho các hoạt động ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao…

- Quy định chế độ khấu hao nhanh gắn với khuyến khích đổi mới công nghệ. Đồng thời quản lý chặt chẽ các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm hạn chế nhập khẩu các công nghệ cũ, lạc hậu. Xóa bỏ hàng rào bảo hộ. Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm nhằm tạo ra sức ép buộc các DNNN đổi mới công nghệ. Cùng với đó là cải thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)