Xây dựng và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 105 - 106)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.3.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu

Ở khía cạnh phát triển thương hiệu cho thấy, mặc dù đang nhận được nhiều ưu đãi và điều kiện phát triển, không nhiều DNNN và các Tổng công ty Nhà nước quan tâm một cách thích đáng đến việc tạo dựng hình ảnh của mình và chưa tạo nên một nhãn hiệu có tính thương mại cao cho sản phẩm, hoặc dịch vụ của mình. Điều này đi ngược lại với mục đích kinh doanh. Những bài học về mất thương hiệu gần đây (như Vinataba, dầu cao sao vàng, Petro Việt Nam) và nhiều mặt hàng của Việt Nam như gạo, hàng may mặc… có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhưng giá cả trên thị trường thế giới đều thấp hơn so với cùng loại của các quốc gia khác, là những minh chứng rất cụ thể khẳng định việc các doanh nghiệp chưa chú trọng công tác xây dựng thương hiệu. Kinh nghiệm cho thấy thương hiệu hàng hóa mạnh là một trong những giải pháp cơ bản thực hiện cạnh tranh lành mạnh giúp cho doanh nghiệp dành thắng lợi lớn. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO thì chúng ta cần phải

có thương hiệu mạnh để củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, làm được như vậy chúng ta mới không bị thua ngay trên sân nhà. Chính vì vậy, trong thời gian tới để phát huy được lợi thế do thương hiệu đem lại, cần thực hiện các điểm sau:

- Để có được thương hiệu mạnh, vấn đề quan trọng nhất là duy trì và tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt thông qua kiểm soát chất lượng sản phẩm, thông qua các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như sau khi kết thúc công đoạn sản xuẩt; chú ý đến các dịch vụ sau khi bán hàng; đảm bảo giao hàng đúng hạn…

- Nâng cao nhận thức của toàn DN đối với vấn đề thương hiệu để chính sách xây dựng thương hiệu được thấm nhuần không chỉ trong bộ phận lãnh đạo DN mà còn trong toàn bộ lực lượng lao động để tạo sức mạnh trong việc thực thi chiến lược của DN; trong đó bộ phận lãnh đạo DN đề xướng chiến lược còn người lao động góp sức hoàn thành nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao.

- Ngoài việc tích cực thực hiện các chương trình quảng cáo sản phẩm; biện pháp thực hiện các chương trình tài trợ cho hoạt động nhằm tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)