Một số quan điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 75 - 76)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.1 Một số quan điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước

3.1 Một số quan điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước nghiệp nhà nước

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội trong đó chủ thể trực tiếp là doanh nghiệp nhà nước.

- Tiếp tục lành mạnh hóa khu vực doanh nghiệp nhà nước bằng các biện pháp sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước để kinh tế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp khác cùng phát triển.

- Kiên quyết xóa bao cấp, hạn chế dần bảo hộ, kiểm soát chặt độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, xác định lộ trình hội nhập hợp lý.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước gắn với các yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt là tuân thủ theo các nguyên tắc và cam kết mà WTO đưa ra.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các DNNN thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của DNNN. DNNN có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật. Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi đáp ứng tốt yêu cầu quản lý công ty theo chế độ hiện đại.

- Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập

trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích. Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước. Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, kể cả giá trị quyền sử dụng đất, phải theo cơ chế thị trường. Đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

- Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư…, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)