Xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hợp lý, khoa học

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 103 - 105)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.3.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hợp lý, khoa học

Bên cạnh chiến lược tổng thể của Nhà nước, của các bộ, từng DNNN cần xây dựng chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với tiến trình hội nhập WTO. Điều đó có ý nghĩa là mỗi doanh nghiệp phải chủ động nâng cao sức cạnh tranh của mình trên cơ sở phân tích thế và lực của doanh nghiệp. Xác định đúng đắn xu thế phát triển và sự cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

Chiến lược kinh doanh của các DNNN cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Hoàn thiện chiến lược sản phẩm:

Các doanh nghiệp phải chủ động chọn những sản phẩm mà mình có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển của xã hội. Khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Thực hiện chiến lược hạ thấp chi phí đầu vào và đầu ra để có đủ khả năng bán hàng ra thị trường trong và ngoài nước với giá cạnh tranh thấp nhằm thu hút người tiêu dùng, mở rộng thị phần. Đồng thời, các doanh nghiệp phải nghiên cứu để chuyên biệt hóa sản phẩm: luôn tìm mọi cách để sản phẩm của doanh nghiệp có tính khác biệt, độc đáo so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác như giá trị sử dụng, mẫu mã bao bì… tạo ra những “nhãn hiệu hàng hóa thương mại” cho sản phẩm riêng của mình trên thị trường, trước mắt là giữ vững được thị trường trong nước.

Tiến hành các chiến lược Marketing:

Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường (tổ chức nghiên cứu, dự báo tình hình và sự cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới…), tạo được một đội ngũ những người tiếp thị giỏi; luôn có kế hoạch mở rộng thị trường; phát triển mạng lưới tiêu thụ; thường xuyên đưa ra các hình thức khuyến mãi phù hợp với từng lúc, từng nơi, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả dịch vụ trước và sau khi bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hóa tiêu dùng ở những thị trường tiêu thụ khác nhau; xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng để thu nhận thông tin phản hồi vế sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Đồng thời phải nắm bắt và phản ứng nhanh trước các thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trương để có đối sách kịp thời.

Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng và các loại dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường.

Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm:

Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp… Ngoài ra, từng thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cần tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề.

Với hiện trạng công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu như hiện nay của các DNNN dẫn tới tình trạng định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu

lớn, phát sinh thêm nhiều chi phí do phải sữa chữa, bảo dưỡng. Do đó, trước mắt cần đẩy mạnh dầu tư và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều DNNN còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị thì các doanh nghiệp này cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh với nhau. Sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu những khó khăn về mặt tài chính, công nghệ, vốn, thị truờng… và đẩy mạnh nội lực phát triển cho doanh nghiệp.

Như vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh ổn định lâu dài thích ứng với điều kiện thị trường nhiều biến động, giảm ưu tiên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn mà dành thời gian để đầu tư củng cố vị thế nhằm từng bước tạo uy tín của mình trên thị truờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)