- DNNN DN ngoài nhà nước
3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý
Như chúng ta đã biết, cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống khuôn khổ pháp lý cũng được thay đổi và phát triển theo hướng tạo môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động. Một loạt các bộ luật được ban hành trong những năm vừa qua như: Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư trong nước, Luật phá sản, Luật dân sự, Luật đất đai, Luật DNNN, Luật DN…. đã có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thời gian tới, để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có các DNNN phát triển thì Chính phủ cần phải tiếp tục bổ sung và hoàn thiện những điểm sau:
- Hoàn thiện hệ thống các tòa án dân sự, tòa án kinh tế và các trung tâm trọng tài để giải quyểt các tranh chấp trong các quan hệ kinh tế.
- Ban hành luật về trách nhiệm đối với sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh việc hoàn thiện các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp và các Luật liên quan như Luật đầu tư, Luật đất đai… Ban hành các tiêu chí đáp ứng yêu cầu đổi mới DNNN như: tiêu chuẩn về điều kiện thành lập tập đoàn, soát xét lại các lĩnh vực Nhà nước cần giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối để có cơ sở xác định các DNNN tiếp tục thực hiện CFH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X.
- Ban hành các quy chế đánh giá hiệu quả DNNN, quy chế kiểm soát, giám sát và nhất là cơ chế tuyển chọn cán bộ quản lý để nâng cao trách nhiệm giám đốc doanh nghiệp.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với công ty cổ phần, tránh việc vận dụng thiếu thống nhất giữa các công ty.
- Tiếp tục sửa đổi luật phá sản doanh nghiệp.
Trong quá trình hình thành khung pháp lý, Nhà nước cần huy động sự tham gia rộng rãi của các tổ chức xã hội, chẳng hạn: hiệp hội các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn và cả các doanh nghiệp…
Có thể nói, với việc gia nhập WTO, môi trường kinh tế doanh nghiệp có nhiều biến đổi trong khi đó các quyết định pháp lý của chúng ta còn thiếu và chưa tương thích với thông lệ quốc tế. Trong một số lĩnh vực các luật liên quan điều tiết các hoạt động kinh doanh lại chồng chéo nhau, làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước. Để thúc đẩy cũng như tạo điều kiện cho các DNNN trong bước đường hội nhập, rõ ràng đi liền với thông qua luật mới, phải rà soát lại những quy định cũ, nếu không còn phù hợp cần loại bỏ, điều
chỉnh ngay, đặc biệt với những luật gắn chặt với các hoạt động liên quan đến đối tác nước ngoài.
Xu hướng chung trong hoàn thiện khung pháp lý là nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, các DNNN cũng cần có đầy đủ các quyền trong kinh doanh như các loại hình doanh nghiệp khác. Nhà nước quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật, bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật. Muốn tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và thúc đẩy hội nhập của các doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng điều quan trọng với chúng ta là nâng cao tính hiệu quả đi liền với sự minh bạch trong kinh doanh và theo logic để có sự minh bạch trong các hoạt động phải theo pháp luật, tuân thủ các quy định. Các quy định của chúng ta phải cố gắng bám sát các quy định, tiêu chuẩn của môi trường kinh doanh hiện đại quốc tế đặc biệt là của WTO.