Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 79 - 80)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.1.2 Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam thấp là do cơ chế quản lý DNNN còn nhiều hạn chế và bất cập. Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN chúng ta phải đổi mới cơ chế quản lý DNNN theo chiều sâu trên mấy phương diện sau:

- Cải cách thể chế kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ (thực sự) tự chịu trách nhiệm kinh doanh của DNNN. Chấm dứt kiểu chờ đợi, doanh nghiệp nhìn lên Chính phủ (hoặc cơ quan chủ quản) và cơ quan chủ quản chỉ việc cho doanh nghiệp. Thị trường, lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp.

- Cải cách cơ chế quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn, lấy hiệu quả kinh doanh trên vốn làm trọng chứ không phải theo nguyên tắc bảo toàn vốn. Hiệu quả được tính theo chu kỳ kinh doanh, chứ không phải theo năm kế hoạch, cho phép doanh nghiệp hạch toán “lãi để

dành” chứ không phải lãi thì nộp, lỗ thì quy trách nhiệm. Theo đó, gắn chế độ, quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp với kết quả kinh doanh (nên áp dụng cả phương án thế chấp đối với giám đốc).

- Làm rõ quyền tài sản trong doanh nghiệp, nhất là quyền sở hữu và quyền sử dụng, theo đó cần quy định rõ quyền kiểm soát tài sản của chủ sở hữu với quyền tự chủ gắn với trách nhiệm và lợi ích của lãnh đạo và người lao động tại doanh nghiệp trên cơ sở hiệu quả. Xác định rõ ai là chủ đích thực của DNNN? Nếu cứ là chủ hờ thì dễ xảy ra tiêu cực hơn tích cực.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)