Về trình độ kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 55 - 57)

- DNNN DN ngoài nhà nước

2.2.3 Về trình độ kỹ thuật công nghệ

Dù đã có nhiều đổi mới về công nghệ, nhưng nhìn chung các DNNN đều có trình độ công nghệ lạc hậu so với các nước trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp do địa phương quản lý. Tình trạng phổ biến là thiết bị, công nghệ lạc hậu, thấp kém và chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau. Theo số liệu thống kê thì phần lớn các DNNN được trang bị máy móc thiết bị từ nhiều nước khác nhau như Liên Xô (26%), các nước Đông Âu (24%), các nước ASEAN và Bắc Âu (20%), các nước khác 18% và phần còn lại là do tự chế tạo trong nước. Điều đáng nói là các công nghệ kỹ thuật này lại thuộc các thế hệ khác nhau. Qua khảo sát ngoài một số ít công ty có trình độ công nghệ hiện đại của khu vực và thế giới (lắp ráp điện tử, sản xuất sợi, dệt…) còn lại máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất lạc hậu hơn so với thế giới từ 10 đến 20 năm thậm chí đến 30 năm trong sản xuất phôi thép, cơ khí, luyện kim, đóng tàu… không ít các DNNN không dám vay ngân hàng để đầu tư mua máy móc thiết bị hiện đại vì sợ thua lỗ. Mặt khác cơ chế khấu hao tài sản chưa khuyến khích được các doanh nghiệp trong việc đổi mới thiết bị công nghệ. Chỉ tính riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số máy móc thiết bị có tuổi trung bình trên 10 năm chiếm tới 45% và chỉ có 30% dưới 5 năm. Đáng chú ý là số máy móc thiết bị có tuổi trung bình cao nằm tại các DNNN, nhất là các DN do địa phương quản lý. Tại Hà Nội, các DNNN có 33% máy móc thiết bị trên 20 năm, còn ở thành phố Hồ Chí Minh là 31%, trong khi các con số tương ứng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 21% và 22,5%. Mặt khác, do hiệu quả

sản xuất kinh doanh thấp nên thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài bình quân 10 - 20 năm, tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị hàng năm từ 8% - 10%/năm. Trong khi đó mức khấu hao bình quân của khu vực và thế giới là 7 – 8 năm và tốc độ đổi mới là từ 25% - 20%/năm. Chính do trình độ công nghệ lạc hậu đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao, do vậy sức cạnh tranh hạn chế. Một số sản phẩm như sắt, thép, phân bón, xi măng, lắp ráp xe máy có mức giá cao hơn hàng nhập cùng loại từ 30 – 40%. Tình trạng phổ biến là nhiều DNNN còn tồn tại được là do sự bao cấp, trợ giúp, bảo hộ của Nhà nước.

Trình độ công nghệ lạc hậu cộng với chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất lao động của doanh nghiệp nhà nước. Nếu so sánh với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì năng suất lao động của DNNN thấp hơn

Bảng 2.9: Năng suất lao động của DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài

Năng suất lao động 2000 2003 2005

*Theo lợi nhuận (trđ/lđ)

- DNNN

- DNcó vốn đầu tư nước ngoài 8 53 12 50 24 49 *Theo tổng sản lượng (trđ/lđ) - DNNN

- DNcó vốn đầu tư nước ngoài 213 397 300 341 421 411

Nguồn: Nghiên cứu kinh tế, số 345, tháng 2/2007

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy, mặc dù năng suất lao động của DNNN được cải thiện dần nhưng so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn thấp hơn đặc biệt là tính theo lợi nhuận, năng suất lao động của DNNN năm

2000 thấp hơn 6,5 lần; năm 2003 thấp hơn 4 lần; năm 2005 thấp hơn 2 lần, trung bình thấp hơn so với DN có vốn đầu tư nước ngoài 4 lần. Tính theo sản lượng, năm 2000 năng suất lao động của DNNN thấp hơn 1.8 lần, năm 2003 thấp hơn 1,1 lần, đến năm 2005 đã cao hơn so với DN có vốn đầu tư nước ngoài 1,02 lần nhưng so với những gì mà DNNN được ưu đãi từ phía nhà nước thì như vậy vẫn chưa tương xứng.

Như vậy, công nghệ, kỹ thuật sản xuất lạc hậu đã cản trở rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các DNNN. Hậu quả của công nghệ sản xuất kém phát triển chính là các DNNN chưa tạo ra được nhiều sản phẩm quốc gia, sản phẩm mũi nhọn có hàm lượng chất xám và công nghệ cao trên cơ sở kết hợp phát huy lợi thế so sánh, nội lực của đất nước với sử dụng có hiệu quả hợp tác quốc tế. Chính vì vậy mà khả năng tiếp cận thị trường của các DNNN còn yếu kém, chưa có sản phẩm mũi nhọn làm vũ khí cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 55 - 57)