Chủ động và linh hoạt trong chuyển giao và đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 97 - 99)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.2.2 Chủ động và linh hoạt trong chuyển giao và đổi mới công nghệ

Hàng hóa cạnh tranh nhau trên thị trường chính là cạnh tranh về trình độ công nghệ. Công nghệ hiện đại là điểm cơ bản nhất để giải quyết tốt vấn

đề năng suất suất, chất lượng mẫu mã và giá cả hàng hóa. Chất lượng cao, mẫu mã phù hợp thị hiếu tiêu dùng và giá rẻ là những vũ khí lợi hại của chủ thể cạnh tranh trên thị trường. Do vậy việc trang bị công nghệ mới hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN là giải pháp mang tính chiến lược. Bởi vì thông qua giải pháp này một mặt sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh không chỉ ở hàng hóa hiện tại mà cả trong tương lai. Mặt khác, sẽ tạo điều kiện cho ra đời những sản phẩm mới, độc đáo hơn thay thế sản phẩm cũ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, do đó nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

Để đảm bảo tăng cường đổi mới công nghệ hiện đại trong các DNNN cần phải chú trọng đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) bằng cách gắn kết giữa các truờng đại học, các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp thông qua các đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các DNNN cần liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài để tranh thủ được vốn, công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất kinh doanh tiên tiến hiện đại.

Các doanh nghiệp cần chủ động và linh hoạt trong chuyển giao những công nghệ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh của Vịêt Nam là giá công lao động còn tương đối rẻ, nguồn nguyên liệu nông, thủy sản đa dạng và dồi dào, giao thông đường biển thuận lợi…. để giảm chi phí tới mức thấp nhất có thể. Đồng thời để tiết kiệm được chi phí các doanh nghiệp cần tiến hành hiện đại hóa công nghệ theo các hướng sau:

- Nhập các thiết bị nước ngoài và sau đó kết hợp với chuyên gia để lắp ráp, hoàn chỉnh. Như vậy, DN không những tiết kiệm chi phí mà còn có cơ hội học tập và tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật phục vụ cho chiến lược lâu dài.

- Nhập khẩu trang thiết bị tương đối hiện đại nhưng mức độ tự động hóa còn thấp, sau đó tự nâng cấp trình độ tự động hóa bằng thiết kế của người Việt Nam.

Công nghệ hiện đại kết hợp với giá thành rẻ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, trước mắt là giữ vững được thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)