- DNNN DN ngoài nhà nước
3.2.1.3 Hoàn thiện chính sách tín dụng
Hệ thống này cần được hoàn thiện theo xu hướng xóa bỏ sự ưu tiên, ưu đãi có phân biệt giữa DNNN và DNTN trong cùng ngành nghề,cùng lĩnh vực… Việc tạo cơ hội tiếp cận nguồn tài chính tín dụng công bằng giữa DNNN và DNTN là cần thiết. Trong những năm vừa qua các DNNN vẫn nhận được sự ưu tiên, ưu đãi từ hệ thống ngân hàng Nhà nước như: Một là, DNNN được ưu tiên trong việc vay vốn trung và dài hạn: Hai là,DNNN có thể vay vốn bằng ngoại tệ với lãi suất thấp hơn lãi suất bằng tiền nội địa, trong khi đó khu vực tư nhân rất khó tiếp cận đối với nguồn vay này. Để xóa bỏ sự phân biệt trên, các giải pháp có thể là:
- Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động ngân hàng. - Cổ phần hóa các ngân hàng Thương mại Nhà nước
- Mở các trung tâm làm dịch vụ vay vốn phục vụ các DNTN. Vì theo kết quả điều tra, một trong những nguyên nhân gây trở ngại đối với khu vực tư nhân trong việc vay vốn là tình trạng thiếu kiến thức và thông tin trong các thủ tục vay vốn của hệ thống ngân hàng.
- Cần triệt để xóa bỏ cơ chế đầu tư xin cho bằng con đường cấp phát, Nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp được thực hiện thông qua các công ty tài chính nhà nước đây là một tổ chức tài chính có chức năng kinh doanh vốn
của nhà nước nhằm mục đích: Chuyển từ cơ chế nhà nước cấp phát vốn sang cơ chế nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp; xác lập rõ quyền chủ sở hữu về vốn của nhà nước và quyền sử dụng vốn của doanh nghiệp; chuyển phương thức quản lý tài chính mang tính hành chính sang phương thức kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường, góp phần thực hiện nhanh quá trình công ty hóa DNNN và xóa bỏ chế độ chủ quản của cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp. Các công ty đầu tư Nhà nước chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kinh doanh vốn, bảo toàn và phát triển vốn, chia lãi với doanh nghiệp và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp theo vốn góp cổ phần. Chấm dứt việc sử dụng vốn nhà nước để bù lỗ, xóa nợ cho các DNNN.
Phải từng bước củng cố và phát triển vững chắc thị trường chứng khoán, các công ty đầu tư tài chính nhằm thu hút nguồn vốn xã hội và bên ngoài, theo nguyên tắc các DNNN tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp trong quá trình tham gia hội nhập như ưu tiên tín dụng ( chẳng hạn vay với lãi suất thấp, giảm mức thuế..), sửa đổi bổ sung những ưu đãi thuế cho sản xuất hàng xuất khẩu, thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu
Với các giải pháp trên sẽ không chỉ tạo điều kiện lành mạnh hóa nền tài chính của bản thân các DNNN mà còn cải thiện nền tài chính nói chung, điều này sẽ tạo lập cơ sở vững chắc cho các doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế.