Về trình độ quản lý và năng lực sản xuất của người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 57 - 59)

- DNNN DN ngoài nhà nước

2.2.4 Về trình độ quản lý và năng lực sản xuất của người lao động

Hiện nay nguồn nhân lực trong các DNNN đang tồn tại nhiều vấn đề. Tình trạng này đã gây ra những bất lợi cho các DNNN trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ nhất, trình độ quản lý của một bộ phận lãnh đạo không đạt yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Nếu xét về bằng cấp thì đại đa số các giám đốc DNNN đều có trình độ đại học và trên đại học (86%). Song trình độ quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường so với các nước khác thì lại yếu kém rõ rệt, hơn 50% giám đốc chưa được đào tạo về kinh tế và quản lý kinh tế. Trong điều kiện gia nhập WTO như hiện nay thì đội ngũ lao động này lại phải có những tiêu chuẩn cao hơn, không chỉ có năng lực, trình độ về nghiệp vụ kinh doanh mà cần phải có óc sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn trong việc thu thập và xử lý thông tin, sáng suốt dự báo các tình huống trên thương

trường với sự năng động, chủ động kinh doanh… Nhìn chung, đội ngũ lãnh đạo của các DNNN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNN còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực là nhân tố mang lại lợi thế cho các DN Việt Nam. Song hiện nay vẫn chỉ ở dạng tiềm năng hoặc chỉ lợi thế về số lượng, còn phần lớn là lao động phổ thông chưa được đào tạo hoặc được đào tạo nhưng rất hạn chế. Tại các DNNN, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo chỉ chiếm 22,2% tổng số lao động. Trong đó, ở các DNNN Trung ương có tới 54,2% lao động thủ công; 41% lao động cơ khí; 3,7% lao động tự động. Còn lao động trong các DNNN địa phương tồn tại nhiều vấn đề bất cập hơn, có tới 74% lao động thủ công, 24% lao động cơ khí, 2% là lao động tự động. Do trình độ như vậy nên số lượng lao động trong DNNN có khả năng điều hành, có thể đứng máy trong những dây chuyền sản xuất mới được lắp đặt chỉ khoảng 4% lao động. Những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất lao động của DN.

Hơn nữa, hiện nay lao động trong các DNNN đang ở trong tình trạng dôi dư, điều này gây khó khăn rất lớn, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù các DNNN thu hút được một lượng lao động rất lớn nhưng không đủ khả năng sử dụng hết nguồn nhân lực này. Chính điều này đã gây ra tình trạng không có việc làm. Theo báo cáo của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, số lao động không có việc làm trong các DNNN chiếm 6%, nhưng trên thực tế nhiều DNNN có số lao động quá lớn so với nhu cầu như Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. Công ty gang thép Thái Nguyên, các nhà máy xi măng địa phương… Việc gia tăng lao động hàng năm trong các DNNN như hiện nay càng làm cho tình trạng thiếu việc làm của các DNNN thêm trầm trọng hơn. Như vậy, đối với các DNNN Việt Nam thì số lượng lao động nhiều không những không đem lại hiệu quả kinh doanh mà ngược lại còn làm cho các doanh nghiệp này phải đương đầu với nhiều

khó khăn hơn. Theo số liệu điều tra gần đây thì số lao động không có việc làm đặc biệt cao là Hải Dương (33%). Nam Định (27%), Hà Tĩnh (23%), Nghệ An (16%), Hải Phòng (15%), Thái Nguyên (11,84%), Thanh Hóa (10%). Riêng Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam dôi dư lao động là 30%; Tổng công ty Lương thực Miền Bắc là 28%, Tổng công ty thép Việt Nam là 12%. Điều này đã gây cản trở nhất định cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 57 - 59)