Hoàn thiện thể chế, tạo dựng môi trường để năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 76 - 77)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.1 Hoàn thiện thể chế, tạo dựng môi trường để năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước

doanh nghiệp nhà nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO

3.2.1 Hoàn thiện thể chế, tạo dựng môi trường để năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước tranh của doanh nghiệp nhà nước

Kinh nghiệm của các nước và thực tế ở Việt Nam đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng phi hiệu quả ở các DNNN là do các DNNN không phải chịu áp lực cạnh tranh giống các doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các DNNN và DNTN là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN. Đây cũng chính là mục tiêu của việc tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách kinh tế của Việt Nam. Việc tạo lập được một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc cải cách DNNN đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Vì trước hết, việc xóa bỏ các bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau sẽ buộc khu vực DNNN phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, tăng khả năng cạnh

tranh để tồn tại; Sau nữa, điều đó cũng có ý nghĩa là khuyến khích khu vực tư nhân phát triển và đây sẽ là điều kiện để đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa sở hữu ở Việt Nam.

Chủ trương phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đã được khẳng định nhiều lần. Nhưng trong các chính sách cụ thể và trong thái độ ứng xử của các cơ quan và công chức nhà nước, trong tâm lý xã hội vẫn còn có những biểu hiện e ngại, phân biệt đối xử đối với kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài; chưa mạnh dạn trong các biện pháp phát huy sức dân bung ra làm ăn. Do yêu cầu trước mắt Nhà nước thường áp dụng các biện pháp phát triển tình thế để bảo hộ sản xuất trong nước bằng hàng rào thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Nhưng hiện nay khi chúng ta đã tham gia vào sân chơi chung của thế giới thì chúng ta phải thực hiện hàng loạt các cam kết mà WTO đặt ra trong đó có cam kết xóa bỏ dần bảo hộ của Nhà Nước. Do đó, rõ ràng là cần phải có những thay đổi trong chính sách, trước hết là những thay đổi để các thành phần kinh tế được phát triển bình đẳng và lâu dài, trong đó kinh tế nhà nước phải phát triển có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 01 pd (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)