Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước về tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 124 - 130)

nghĩa trong quản lý nhà nước về tôn giáo

Đảng Cộng sản Việt Nam - đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trở thành nhân tố chủ yếu, quyết định cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ ngày thành lập nước (02 - 9 - 1945) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo nhà nước và toàn thể xã hội của Đảng thể hiện trên thực tế suốt chiều dài lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Xét về mặt nhà nước, các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, thì việc lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và toàn xã hội đã được xác định là một nguyên tắc cơ bản (được quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1980 và 1992). Vai tròng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với người cũng được Đảng ta khẳng định là một nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng và của cả hệ thống chính trị, là trụ cột của cơ chế vận hành của các hệ thống chính trị nước ta. Đảng là một tổ chức cấu thành hệ thống chính trị nhưng Đảng lãnh đạo cả hệ thống chính trị nói chung và lãnh đạo nhà nước nói riêng, là nhân tố, điều kiện đảm bảo quyền lực của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều này ngày càng được khẳng định mạnh mẽ hơn cả từ lý luận và thực tiễn ở nước ta. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng các phương thức:

- Đảng hoạch định, đề ra cương lĩnh, đường lối chính sách lớn cho sự phát triển của cách mạng nước ta trong từng giai đoạn cụ thể. Đường lối của Đảng đề ra được cụ thể hóa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước trong thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hướng tới mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân..

- Đảng Lãnh đạo Nhà nước bằng việc giới thiệu những đảng viên ưu tú đã được bồi dưỡng, đào tạo có đủ năng lực và phẩm chất để nhân dân lựa chọn bầu vào các cơ quan nhà nước, các vị trí quan trọng của bộ máy nhà nước theo qui định của Pháp luật.

- Đảng Lãnh đạo Nhà nước bằng việc kiểm tra mọi hoạt động của bộ máy nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng đề ra. Với những phương thức nầy vừa đảm bảo tính định hướng chính trị trong hoạt động của Nhà nước vừa hỗ trợ cho Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời qua công tác kiểm tra, một mặt Đảng phát hiện những sai lệch, vi phạm của đảng viên trong bộ máy nhà nước để điều chỉnh, để giáo dục, xử lý, mặt khác Đảng kiểm tra tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách do mình đề ra; từ đó có cơ sở thực tiển để hoàn thiện.

- Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu tiên phong của đội ngủ đảng viên trên mỗi cương vị công tác; đồng thời giáo dục, vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng.

Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là một trong những lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, do đó nó phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi của mọi công dân và các cơ quan, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo trở thành yêu cầu và nguyên tắc của mọi hoạt động trong lĩnh vực này, vì:

Thư nhất, công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo có

quan hệ chặt chẽ tới sự phát triển xã hội.

Thứ hai, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo trước hết đó

là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn các cấp, suy cho cùng đó là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội và cũng là nhiệm vụ trách nhiệm của Đảng vì hoạt động quản lý nhà nước chính là biểu hiện sự lãnh đạo của Đảng trong đời sống xã hội.

Thứ ba, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, sự nghiệp đổi mới của đất nước

đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội lớn nhưng đi kèm với nó cũng không ít khó khăn, thách thức, do vậy việc phát huy nội lực và tận dụng thời cơ, vận hội trong hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực cho đất nước là rất quan trọng. Song, muốn hoà nhập nhưng không hoà tan, đổi mới nhưng không đổi màu đòi hỏi phải tăng cường bản chất của giai cấp công

nhân đối với nhà nước tức là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội.

Muốn thực hiện được yêu cầu trên, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật về tôn giáo theo hướng: Cần ban hành Luật thay cho Pháp lệnh như hiện nay, thông qua công tác kiểm tra, các cấp uỷ phát hiện những bất cập trong thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để tổng hợp, báo cáo đề nghị Nhà nước tiếp tục hoàn thiện. Mặt khác chỉ đạo chính quyền thể chế hoá những văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Từ đó làm cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, kịp thời đi vào cuộc sống đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Hai là, các cấp uỷ Đảng cần phải nhận thức công tác quản lý nhà nước bằng pháp

luật đối với hoạt động tôn giáo là lĩnh vực rất quan trọng, nhạy cảm, có tính đặc thù; vì vậy, cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác này đúng với chức năng, vai trò của nó. Cần phải bám sát tình hình thực tế hoạt động của các tổ chức tôn giáo trong nước, trong tỉnh và sự tác động từ bên ngoài để xây dựng định hướng chiến lược cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

Ba là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và trực

tiếp là cán bộ làm công tác chuyên trách quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp.

Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác quản

lý Nhà nước về tôn giáo kiên quyết chống lại bệnh thành tích, thành tích và tiêu cực. Chỉ đạo xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo, dù cho cá nhân đó là ai, tập thể nào, cơ quan, tổ chức nào. Thường xuyên chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, lắng nghe giải quyết tốt yêu cầu chính đáng của nhân dân, giải quyết kịp thời đáng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về tôn giáo để đảm bảo pháp luật về tôn giáo được thực thi một cách nghiêm minh, công bằng, góp phần tạo nên trật tự pháp luật ổn định là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

KẾT LUẬN

Xã hội, xã hội chủ nghĩa là một xã hội có tổ chức được xây dựng bằng lao động tự giác, tích cực và sáng tạo của nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu chung là: “độc lập dân tộc gắn liền vỡi chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu đó, phải thường xuyên tăng cường vai trò và phát huy hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong đó việc củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một tất yếu khách quan gắn liền với công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng ta chủ trương cải cách bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm nâng cao hiệu lực bộ máy nhà nước. Trong bối cảnh đó việc giữ vững và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trở thành một đòi hỏi cấp thiết nhằm phục vụ công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Pháp chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là một bộ phận cấu thành nền pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung. Nội hàm cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là chế độ tuân thủ nghiêm minh pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói riêng của mại chủ thể và tahis đội xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

Bằng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng của mình, về cơ bản đề tài luận văn “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay” đã đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể khái quát:

1- Từ việc nghiên cứu tìm hiểu những khái niệm cơ bản, khái niệm có liên quan, luận văn đã xây dựng được khái niệm tôn giáo và hệ thống các đặc điểm của tôn giáo ở nước ta. Việc chỉ ra được những đặc điểm mang tính đặc thù có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

2- Trên cơ sở nghiên cứu về tôn giáo, hoạt động tôn giáo và quản lý nhà nước luận văn đã làm rõ khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối với hoạt động tôn giáo, đồng thời chỉ ra được nội dung, đặc điểm và vai trò của pháp chế trong lĩnh vực này. Đây là vấn đề hoàn toàn mới, có ý nghĩa về lý luận và phương pháp luận trong việc đưa ra những giải pháo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

3- Luận văn đã tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 6 năm 2004 đến nay, làm rõ thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo bao gồm: Thực trạng của pháp luật tín ngưỡng tôn giáo và pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này; thực trạng của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo; công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật; xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này; đồ thời chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế. Đây là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi.

4- Căn cứ và những yêu cầu khách quan và xuất phát từ thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi. Luận văn đã đưa ra các giải pháp bảo đảm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực này, trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần tiến hành theo bảy phương hướng cơ bản sau:

Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống các văn bản

quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo và tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật và tổ chức

thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, để đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống xã hội.

Ba là, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và xây dyuwngj đội ngũ cán bộ, công

chức nói chung và cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

Bốn là, xây dựng cơ chế phối hợp, giám sát, kiểm tra giữa chính quyền các cấp và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên nguyên tắt đảm bảo thực hiện pháp luật một cách kịp thời, chính xác, nghiêm minh.

Năm là, chú trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng thời có chính

sách khuyến khích nhân tài, phụ cấp đặc thù phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Sáu là, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và những

hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo nói riêng, đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đề phải được xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh.

Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lỉnh vực quản lý nhà nước về tôn

giáo.

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo nói riêng là đòi hỏi cấp thiết của quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân. Để đảm bảo thành công cần phải thực hiện một cánh khẩn trương,đồng bộ với những giải pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 124 - 130)