Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 88 - 91)

Trong quá trình phân tích thực trạng của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại như đã nêu trên, có thể rút một số nguyên nhân của những hạn chế làm ảnh hưởng đến việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo như sau:

Một là, một số quy định của pháp luật về tĩn ngưỡng tôn giáo chưa hòan thiện, đồng bộ.

Đây là nguên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế, làm ảnh hưởng đến pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

Sự ra đời của pháp luật tĩn ngưỡng, tôn giáo (2004) và nghị định số 22/2005/NĐ-CP của chính phủ hưỡng dẫn thi hành pháp luật là một tất yếu, đáp ứng yêu cầu của công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay, song trong quá trình thực hiện, xuất hiện một số hạn chế.

Hai là, nhận thức của một sô cấp ủy, chính quyền các cấp và một số cán bộ về lĩnh vực tôn giáo còn hạn chế.

Chưa nhận thức được vai trò vị trí của công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay, chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tôn giáo, kỷ cương điều hành chưa nghiêm, việc giải quyết các vấn đề tôn giáo còn nặng nề, sợ va chạm. Có nơi xử lý còn nặng về biện pháp hành chính, thiếu công tác vận động, việc xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán chưa được coi trọng.

Công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nhưng nhiều ngành, nhiều địa phương còn xem nhẹ, có tư tưởng ỷ lại, khoán trắng cho cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo và lực lượng công an, không thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác tôn giáo.

Bên cạnh đó, công tác tôn giáo còn chậm đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, thiếu cụ thể hóa để phù hợp với từng thời kỳ. Từng địa phương, trong khi các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật lôi kéo quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo.

Ba là, hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của một số cán bộ công chức và nhân dân còn hạn chế.

Quan khảo sát thực tế ở một số nơi trong tỉnh cho thấy tình trạng thiếu hiểu biết của nhân dân về pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo là khá phổ biến, có thực trạng này là do công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo chưa thực sự được các cấp các ngành quan tâm, hình thức, nội dung chưa phù hợp. Đối với cán bộ cấp xã, qua khảo sát cho thấy một số học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (trưởng ban, ngành, đoàn thể ở cấp xã) đang học tại trường chính trị tỉnh cho thấy sự hiểu biết của họ với pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là rất hạn chế nhất là cán bộ cấp cơ sở có huyện miền núi trong tỉnh.

Bốn là, cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy và chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức trong lĩnh vực tôn giáo còn hạn chế.

Thực hiện Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính Phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung

ương. Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định số 34/2008NĐ-CP ngày 31/3/2008 sáp nhập ban tôn giáo vào Sở Nộ vụ tỉnh Quảng Ngãi Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định số 1985/QĐ-UBND thành lập ban tôn giáo thuộc sở nội vụ tỉnh Quảng Ngãi đối với cấp huyện, thành phố thực hiện theo Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức cơ quan chuyên ngành thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại các huyện miền núi không còn phòng dân tộc – tôn giáo như trước đây. Bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay đã có nhiều đổi mới, song vẫn còn bất cập thiếu sự ổn định đặc biệt là cấp xã.

Cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp huyện, thành phố còn thiếu, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm và không ổn định. Cán bộ làm công tác tôn giáo cấp xã không có định biên mà còn chung chung nên chưa tận tụy với công tác tôn giáo, chính sách đãi ngộ nói chung với cán bộ làm công tác tôn giáo còn nhiều bất cập.

Năm là, công tác phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị chưa được thường xuyên chặt chẽ.

Trong tình hình hiện nay khi mà các hoạt động tôn giáo đang diễn ra sôi động và các thế lực thù địch đang tăng cường lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình nhằm chống phá đường lối, quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống nước ta, việc phù hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị rất quan trọng, nó đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đạt hiệu quả cao.

Thời gian vừa qua, việc phù hợp giữa các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị có lực chưa thường xuyên chặt chẽ, chủ động, công tác thông tin về tình hình tôn giáo còn chậm trễ, có những vụ việc đã phát hiện nhưng không kiểm tra báo cáo kịp thời dẫn đến hiệu quả trong phối hợp giải quyết không cao.

Sáu là, công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo có lúc chưa kịp thời.

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm minh là một trong những bảo đảm của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay tại Quảng Ngãi một số địa phương chưa thực sự chú trọng đến công tác này có địa phương còn có những biểu hiện né tránh buông lỏng xử lý hoặc không báo cáo lên cấp trên những hành vi trái pháp luật của tôn giáo tại địa phương mình, dẫn đến khi phát hiện vụ việc hiệu quả xử lý vi phạm phát luật trong lĩnh vực này chưa cao, nhất là ở các huyện miền núi nơi mà các hoạt động tôn giáo đang diễn ra rôi động.

Bảy là, cơ sở vật chất phục vụ công tác tôn giáo bước đầu chưa đáp ứng được nhu cầu công tác hiện nay.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế tỉnh trong những năm qua tuy có tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn nên dẫn đến nguồn ngân sách phục vụ công tác tôn giáo vẫn còn hạn chế so với yêu cầu công tác đặt ra, điều đó đã gây ảnh hưởng đến công tác tôn giáo và đến việc thực thi pháp luật trong hoạt động tôn giáo.

2.3.5. Những vấn đề đặt ra cho pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)