Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về tôn giáo với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 119 - 121)

nước về tôn giáo với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị

Mặc dù đã có nhiều chương trình hành động, phối hợp đã được ký kết liên tịch giữa Sở Nội vụ với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác tôn giáo, nhưng trong thực tiễn sự phối hợp diễn ra còn rất hạn chế, thông tin về tình hình tôn giáo, giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương còn rất chậm, có cơ quan tổ chức, địa phương chưa thực sự quan tâm thực hiện thông tin báo cáo theo định kỳ, có những vụ việc đã xãy ra nhưng địa

phương không báo cáo hoặc có thông tin rất chậm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác xử lý.

Một số ban, ngành còn có tư tưởng xem nhẹ công tác tôn giáo và coi đó là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo và công an các cấp. Trong khi đó, yêu cầu của cơ chế phối hợp là chặt chẽ, nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo, không để xãy ra điểm nóng về tôn giáo để kẻ thù lợi dụng, vu khống, xuyên tạc sai sự thật về tình hình tôn giáo nhằm chống lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.

Sự phối hợp chặc chẻ giữa các cơ quan hữu quan trong hệ thống chính trị trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo có tầm quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của lĩnh vực này, là yêu cầu khách quan nằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng Pháp luật đối với hoạt động tôn giáo. Thông qua sự phối hợp chặc chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị sẽ giúp cho công tác thông tin được đảm bảo, phát huy trí tuệ tập thể, sự đoàn kết nhất trí, tránh được sự chồng chéo trùng lắp trong công tác tôn giáo, bên cạnh đó còn có điều kiện để thực hiện, kiểm tra, giám sát để cùng khắc phục những hạn chế thiếu xót, sơ hở đảm bảo cho hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức phù hợp với quy định của Pháp luật.

Về phương diện lý luận, việc phối hợp trong lĩnh vực quản lý nhà nước bằng Pháp luật đối với hoạt động tôn giáo có ba vấn đề cần quan tâm đó là: chủ thể tham gia mối quan hệ phối hợp, nội dung phối hợp, cơ chế và cách thức thực hiện mối quan hệ phối hợp.

Chủ thể tham gia mối quan hệ phối hợp: phụ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất, quy mô tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước bằng Pháp luật đối với hoạt động tôn giáo quan hệ phối hợp là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các cơ quan tổ chức đoàn thể với chính quyền các cấp, giữa các cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong cùng địa phương, đơn vị với các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong đó cơ quan chuyên trách công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đóng vai trò chủ trì.

Nội dung phối hợp: là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng ảnh hưởng trục tiếp đến kết quả của việc phối hợp. Những yếu tố chi phối nội dung phối hợp là: Yêu cầu của công tác tôn giáo thực hiện nhiệm vụ chính trị, chức năng của chủ thể phối hợp, tình hình cụ thể của công việc lấy ý kiến hiệp y. Xác định nội dung phối hợp là xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể tham gia phối hợp. Khi cần phối hợp bên chủ trì cần phải chỉ ra được những yêu cầu mà bên phối hợp cần phải đáp ứng. Chẳng hạn như khi cần có ý kiến thống nhất và xét duyệt hồ sơ thẩm định cấp giấy phép xây dựng cho việc xây dựng cơ sở tôn giáo. Sở Nội vụ được giao chức năng này theo quy định của Pháp luật về tôn giáo hiện hành, nhưng để có ý kiến thống nhất chính sách và chấp thuận đồng ý đối với hồ sơ xin phép xây dựng công trình tôn giáo Sở Nội vụ cần lấy ý kiến chuyên môn từ Sở Tài nguyên Môi trường xem nguồn gốc quyền sử dụng đất mà tổ chức tôn giáo xin phép xây dựng có hợp pháp hay không, hiện trạng sử dụng hiện nay như thế nào và ý kiến của Sở xây dựng về kỹ thuật thiết kế, kết cấu chịu lực…có đảm bảo để cấp phép hay không trước khi trình ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định cuối cùng.

Vấn đề thứ ba có ý nghĩa quan trọng đó là cơ chế, phương pháp, cách thức thực hiện. Cơ sở pháp lý để xây dựng cơ chế phối hợp là các quy định về trách nhiệm trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định những vấn đề chung có tính nguyên tắc về trách nhiệm phối kết hợp của các cơ quan đơn vị hữu quan. Vấn đề đặt ra ở đây là xác định cách thức, phương pháp cụ thể trong quá trình phối hợp. Với tư cách là chủ thể chủ trì các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về tôn giáo phải xây dựng kế hoạch các thức, nội dung yêu cầu, thời gian thực hiện để các đơn vị có liên quan cần thực hiện. Tránh tình trạng chỉ nêu vấn đề chung chung dẫn đến tình trạng thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm.

3.2.6. Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 119 - 121)