Thực trạng pháp chế và thực hiện phápluật tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 68 - 78)

Trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo gồm nhiều hoạt động khác nhau: việc tổ chức lễ hội, đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia tách, sáp nhập hợp pháp to chức tôn giáo trực thuộc; đăng ký hội đoàn dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác; thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chưc, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo; thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành; đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở; đăng ký người vào tu; hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo; giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo v.v… Tuy nhiên liên quan đến pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo, mục này đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:

Một là, về việc thành lập và gia nhập các tổ chức tôn giáo.

Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn số 701/UB chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành khảo sát tình hình đạo tin lành để làm cơ sở tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét có chủ trương thích hợp với những nơi quần chúng tín đồ có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo để đưa vào quản lý. Trước tình hình thực tế của địa phương, đến nay tỉnh đã cap đăng ký sinh hoạt đạo tin lành theo điểm, nhóm theo quy định Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng chính phủ về một số công

tác đối với đạo tin lành cho: 9 điểm nhóm của đạo tin lành (06 điểm thuộc hệ phái tin lành Việt Nam (Miền Nam), 03 điểm thuộc hệ phái tin lành hội truyền giáo cơ đốc). Trong 9 điểm nhóm đăng ký thì 1 điểm đã được Đại hội công nhận cho hội.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã thống nhất cho phép họ đạo nghĩa Trung Hưng (Nghĩa Hành), Họ đạo vệ Long Trung (Tư Nghĩa) thuộc hệ phái Cao đài Thống nhất sáp nhập và Hội thánh truyền giáo cao đài, công nhận họ đạo Trung hòa (Mộ Đức) được chia tách thành lập cơ sở đạo Đức Thắng trực thuộc họ đao Trung Hòa; cho phép và công nhận giáo xứ Châm Me, Hành Đức (Nghĩa Hành).

Ngoài ra, đối với Phật giáo: Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đai do cơ sở tôn giáo quản lý, các tổ chức tôn giáo đa đề nghị xác nhận và Sở Nội vụ đã xác nhận cho 8 chùa gồm: Chùa Kim Phú, Niệm phật Đường xóm Đồng (huyện Sơn Tịnh), chùa Thạch Phổ, Chùa Thiên Bút (TP.Quảng Ngãi), chùa Đức Long, chùa Sắc tử Từ Lâm, chùa Thiện Đức, chùa Hưng An, chùa Nghĩa hiệp (huyện Tư Nghĩa) là cơ sở tôn giáo hợp pháp trực thuộc Ban trị sự phật giáo tỉnh trong hệ thống giáo hội phật giáo Việt Nam.

Bảng 2.2: Bảng thống kê về tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo và các điểm nhóm tôn

giáo (tính đến tháng 6 năm 2009) Thứ tự Tên tôn giáo Tổng số Số lượng tổ chức tôn

giáo cơ sở được thành lập mới, chia tách sáp nhập (chùa giáo xứ,

giáo họ, cho hội…)

Ghi chú Tổ chức tôn giáo cơ sở Điểm nhóm tôn giáo 1 Tin lành 5 399 0 Trong 399 điểm nhóm tin lành, đã có 7 điểm nhóm cấp GCNSHTG theo chỉ thị 01 2 Cao đài 34 0 0

3 Phật giáo 0 0 0 4 Công

giáo 6 0 1

Tổng số 45 399 1

Hai là, về các nghi lễ tôn giáo và hoạt động tôn giáo khác:

Đối với các hoạt động tín ngưỡng: Qua hơn 20 năm đổi mới tình hình kinh tế cả nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao đã tác động đến đời sống tâm linh của một bộ phận nhân dân, các lễ hội tín ngưỡng truyền thống từng bước được khôi phục, nhưng hiện nay theo pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2008/NĐ-CP của Chính phủ vẫn chưa quy định cụ thể cơ quan quản lý nên còn đang lúng túng, chưa đưa vào quản lý theo hành lang pháp luật.

Đối với tổ chức tôn giáo: Cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo của tỉnh đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tiến hành đại hội hết nhiệm như: Ban trị sự phật giáo tỉnh, Ban đại diện phật giáo các tỉnh thành phố, Ban đại diện Tin lành Việt Nam (miền nam) tại Quảng Ngãi, các chi hội Tin lành, các họ đạo Cao Đài Tây Ninh, Ban chỉnh, Cầu kho… Đồng thời thường xuyên trao đổi với các vị lãnh đạo Giáo hội để địa phương xem xét nắm bắt kịp thời những vấn đề mà các tổ chức tôn giáo đề ra.

Ngoài ra, theo truyền thống Phật giáo và chương trình hoạt động hằng năm của Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc lễ có quy mô cấp tỉnh với khoảng 12.000 lượt người là chức sắc, tăng ni, tín đồ đến dự như đại lễ cầu siêu bạt độ cho 504 nạn nhân bị thảm sát trong vụ thảm sát Sơn Mỹ, An cư kiết hạ, lễ Vu Lan, lễ tưởng niệm 41 năm (31/10/1967 – 31/10/2008) ngày đại đức Thích Hạnh Đức tự thiên tại chùa Tỉnh Hội để phản đối sắc luật 23/67 của chính quyền ngụy về việc xóa bỏ Hiến Chương Phật giáo, lễ tang cho Hòa Thượng Thích Trí Diệu, Nguyên Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh nhiệm kỳ I, II. Đặc biệt theo sự hướng dẫn của ban điều phối quốc gia Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008, các cấp các ngành quan tâm tạo điều kiện cho Ban trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức Đại Lễ Phật Đản đầu 2008 thành công. Đại Lễ Phật Đản 2008 đã trở thành ngày hội văn hóa tôn giáo của phật giáo tỉnh làm cho các chức sắc, tín đồ rất phấn khởi, các ngày lễ

khác cũng được tổ chức rất trang trọng, có số lượng chức sắc, tín đồ đông nhưng đảm bảo an ninh trật tự.

Công giáo và Tin lành: Trong những năm qua tại các nhà thờ, nhà nguyện, điểm

nhóm sinh hoạt đã được công nhân trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ phục Sinh, Giáng Sinh, lễ khánh thành nhà thờ Vĩnh Phú, các cuộc đại lễ này được tổ chức rất quy mô, hình thức phong phú, thu hút nhiều chức sắc, tín đồ và người dân tham gia. Nhìn chung các nghi lễ diễn ra bình thường, đúng nghi thức tôn giáo và chương trình đã đăng ký với chính quyền.

Đạo Cao Đài: trong những năm qua hằng năm có các ngày lễ trọng như lễ ngọc

Hoàng Thượng Đế, Lễ hạ Nguyên và lễ kỷ niệm tiền khai đạo chư thánh Tông Đồ (lễ trung Ngươn), lễ khánh thành các họ Đại Cao Đài của các hệ phái Cao Đài…. Được tổ chức trang trọng, có số lượng chức sắc tôn giáo và tín đồ đông nhưng vẫn bảo đảm an ninh trật tự.

Về đại hội, hội nghị:

- Phật giáo: ban trị sự phật giáo tỉnh hằng năm tổ chức hội nghị tổng kết công tác

Phật sự và chương trình Phật Sự cho năm kế tiếp.Ban đại diện các huyện Phật giáo các huyện Tư nghĩa, Đức phổ và thành phố Quảng Ngãi đã tổ chức đại hội suy cử Ban đại diện Phật giáo nhiệm kỳ 2009-2013.

- Tin Lành: Sau khi được tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt điểm nhóm

theo chỉ thị 01/CT-TTG cua thủ tướng chính phủ, được sự cho phép của Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi điểm nhóm Tin lành Phước Thiện xã Bình Hải, huyện Bình Sơn và điểm nhóm 415 Quang Trung - Quảng Ngãi đã tổ chức đại hội chi hội Tin lành Quảng Ngãi lần thứ nhất, được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận ban đại diện Tin lành Việt Nam (miền nam) tại Quảng Ngãi tổ chức đại hội bầu ban đại diện nhiệm kỳ 2009-2011 gồm 3 vị:

Năm 2008, ban tôn giáo chính phủ đã chấp thuậncho Hội Thánh Tin Lành Bắp Tít Việt Nam (Nam Phương), Hội Tanh Tin Làn trưởng lão Việt Nam , Hội Thánh Tin Lành Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam tổ chức đại hội đồng lần thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Quảng Ngãi có 66 tín hữu thuộc các hệ phái trên đi dự đại hội đồng lần thứ nhất.

Theo quy định của Nghị định số 2/2005/NĐ-CP của chính phủ: Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nha tu hành, chức sắc tôn giáo. Khi mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành khi tham gia khóa đào tạo ở nước ngoài, có trach nhiệm gửi hồ sơ đến ban tôn giáo chính phủ. Tuy nhiên, ở Quảng Ngãi trong những năm qua các trường hợp xuất cảnh của chức sắc, tín đồ, nhà tu hành đều không thuộc các trường hợp theo quy định trên mà chỉ theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh với các lý do: Du lịch, thăm thân nhân, chữa bệnh, cụ thể như:

Từ năm 2004-2007 có 16 trường hợp được các cơ quan chức năng chấp thuận cho xuất cảnh ra nước ngoài với những lý do: Du lịch, thăm thân nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008, có 5 chức sắc, tu sĩ (Phật giáo 3, Tin Lành 2) xuất cảnh du lịch, thăm thân nhân, chữa bệnh theo hộ chiếu đã cấp trước đây và có 2 tu sĩ phật giáo làm thủ tục lần đầu xin xuất cảnh du lịch.

6 tháng đầu năm 2009, có 2 tu sĩ Phật giáo làm thủ tục xuất cảnh giới phòng quản lý xuất nhập cảnh (PA35) công an Quảng Ngãi xin cấp hộ chiếu đi nước ngoài là bà Bùi Thị Liễu (hộ khẩu thường trú tại Đồng Nai, tạm trú tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức) và ông Lê Tấn Dũng (hộ khẩu thường trú tại xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh).

Tất cả các trường hợp xuất cảnh trên đều làm đúng thủ tục quy định của pháp luật về xuất cảnh và pháp luật tôn giáo.

Bốn là, về cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản của các tôn giáo.

Theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó.

Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm: Đất thuộc chùa, nhà thờ, thành thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động sử dụng lâu dài.

Đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được sử dụng ổn định lâu dài.

Thực hiện đúng quy định của pháp luật ở Quảng Ngãi, từ năm 2005-6/2009 công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng sử chữa cơ sở thờ tự của các tôn giáo đều được thực hiện đúng chính sách pháp luật và đã giải quyết cho 43 trường hợp xây dựng lại, tu bổ, xây dựng

mới cơ sở thờ tự và các công trình phục vụ sinh hoạt tôn giáo… xác nhận cơ sở tôn giáo hợp pháp để làm cơ sở khắc dân.

Ngoài ra còn có một số trường hợp khác đang chờ giải quyết theo quy định của pháp luật như:

Để đăng ký cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất của chùa Kim Liên xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh; chùa Đông Quang xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ đã đề nghị Ban tôn giáo tỉnh xác nhận là cơ sở tôn giáo hợp pháp do Ban trị sự phật giáo tỉnh Quảng Ngãi quản lý trong hệ thống giáo hội phật Việt Nam.

Chùa Bửu Quang (Mộ Đức) xin phép dựng tượng Quan Thế Âm Lộ Thiên trong khuôn viên chùa, chùa Thiên phước (Nghĩa Hành) có đơn xin trùng tu xây dựng laị chùa.

Công giáo: Nữ tu Têrêxa Nguyễn Thị Ngọc Vàng thường trú tại 43 Trần Hưng Đạo,

thành phố Quảng Ngãi có đơn xin được cải tạo xây dựng lại nhà ở trong khuôn viên Giáo xứ Quảng Ngãi, Linh Mục Lê Văn Hiến- phó xứ Giáo xứ Quảng Ngãi phụ trách nhà thờ Phú Mỹ có đơn xin xây dựng lại nhà thờ này tại xã Mỹ Hòa, huyện Tư Nghĩa.

Tin Lành: Mục Sư Nguyễn Ngọc Dư, quản nhiệm hội thánh Xuân Quang, xã Nghĩa

Hà, huyện Tư Nghĩa có thông báo số 01/TB/2009 xin sửa chữa lại nhà thờ, sửa tòa giảng, sửa cổng ngõ tại hội thành tin lành Xuân Quang.

Nhìn chung, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các tài sản khác của tôn giáo diễn đúng theo quy định của pháp luật, chính quyền các cấp luôn quan tâm, tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu hợp pháp của các tôn giáo.

Bảng 2.3: Bảng thống kê về công tác quản lý cơ sở tôn giáo (CSTG)

(tính đến tháng 6 năm 2009) TT Tên tôn giáo Số lượng CSTG (đến tháng 6 năm 2009) Số lượng cơ sở tôn giáo (từ năm 2004- 6/2009)

Số lượng cơ sở tôn giáo mà nhà nước đã

giao cho người khác sử dụng mà tôn giáo xin lại, đòi lại (đến

tháng 6/2009)

Ghi chú

2 Công giáo 8 4 2 0 6 giáo 8 4 2 0 6 3 Phật giáo 159 65 6 16 2 4 Cao đài 10 18 1 2 3 Tổng số 181 90 11 19 14

Năm là, về việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành.

Trong thời gian qua,từ năm 2005-2009 các cơ quan chức năng của tỉnh đã giải quyết kịp thời đúng pháp luật cho 139 trường hợp xin bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, phong chức, thọ giới như:

- Phật giáo: Ban trị sự phật giáo tỉnh bổ nhiệm 4 trụ trì, tieps nhận và thuyen chuyển

4 đơn vị chức sắc, tổ chức trao giáo chỉ cho 24 vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong tại đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI, được sự chấp thuận các cấp có thẩm quyền.

- Cao đài: Theo đăng ký và được chính quyền địa phương chấp thuận các hẹ phái

Cao đài Truyền giáo, tây Ninh, cầu cho tam quan đã cầu phong cho 10 vị và bổ nhiệm 2 vị này số vị được cầu phong lên 25 vị. Ngoài số được chấp thuận có một trường hợp của hội thánh cao đài tây Ninh đăng ký thuyên chuyển và bổ nhiệm nơi hoạt động tôn giáo cho ông Nguyễn Giờ, sinh năm 1931 (Nghĩa Hành) làm Phó Ban cai quản của họ đạo Phổ Thạnh (Đức Phổ 3) chưa hợp lý nên chưa được chính quyền địa phương chấp thuận. Hội thánh Cao đài ban chỉnh đạo đang có tờ trình về việc xin bổ nhiệm Ban đại diện hội thánh Cao đài Ban chỉnh đạo có tại Quảng Ngãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tin lành: các hệ phái tin lành đã đăng ký cầu phong cho 2 vị và bổ nhiệm 1 vị,

thuyên chuyển 1 vị, tiếp nhận gửi đến 1 vị. Hội truyền giáo cơ đốc Việt Nam có quyết địh số 79/QĐ-VPTH bổ nhiệm Mục sư cho ông Cao Đức Tín đến quản nhiệm nhà thờ Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi.

- Công giáo: Tòa giáo mẹ Quy Nhơn có văn bản đăng ký bổ nhiệm Linh mẹ Lê Văn

ý làm Chánh xứ Giáo xứ Phú Hòa, xã Tịnh Ấn Tây, huyện Sơn Tịnh và thuyên chuyển Linh mục Lê Văn Hiếu-Phó Giáo xứ Quảng Ngãi về phụ trách nhà thờ Phú Mỹ, xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa.

Bảng 2.4: Thống kê số lượng chức sắc, nhà tu hành được phong chức, phong phẩm,

bầu cử, suy cử, bổ nhiệm, thuyên chuyển (tính đến 6/2009)

TT Tên tôn giáo

Số lượng chức sắc, nhà tu hành

được phong, được bầu

Số lượng chức sắc, nhà tu

hành được thuyên chuyển Ghi chú

Chuyển đến Chuyển đi Thuyên

chuyển trong phạm Vi của tỉnh chưa có chức sắc ngoài tỉnh chuyển đến 1 Phật giáo 73 7 0 2 Cao đài 25 0 0 3 Công giáo 2 3 0 4 Tin lành 3 1 1 Tổng số 103 11 1

Sáu là, việc đào tạo bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

Tổ chức tôn giáo có quyền thành lập trường đào tạo, giải thế trường đào tạo và mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tôn giáo. Trong những năm qua ở Quảng Ngãi, số chức sắc, nhà tu hành, tín đồ là những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp ngày càng tăng lên, nhu cầu về đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 68 - 78)