Thiên chúa giáo (Công giáo)

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 49 - 50)

Đạo Thiên chúa hay công giáo từ phương Tây truyền vào Việt Nam khoảng thời gian đất nước bị chia cắt thành Đàng ngoài- Đàng trong vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Cũng vào thời gian này Thiên chúa giáo đã du nhập tới Quảng Ngãi.

Năm 1626 Giáo phận Thiên chúa giáo Quảng Nam gặp Quảng Ngãi do Linh mục Fecnamđet (Ferrnadez) điều hành. Đến tháng 7 năm 1641 lần thứ 2 giáo sĩ A.De Rhodes trở lại truyền đạo ở Đàng trong. Trong dịp này ông đến thăm các họ Đạo ở xứ Quảng Ngãi, Quy Nhơn và đã rửa tội cho 1.305.000 người. Chính ông đã từng xác nhận “Tôi bắt đầu từ tỉnh Quảng Ngãi tới một xã là Trà My tất cả giáo dân đều ra đón tôi” [57, tr.534]. Như vậy Thiên chúa giáo có thể được truyền bá vào Quảng Ngãi từ thế kỷ 17.

Dưới thời giáo mục Moptơ (Lam bert de La Mofte) giáo mục tiền khởi đại diện tổng tòa trông coi giáo phận đãn trong đã lập tu viện dòng Mến Thánh Giá ở An Chi (1671) nay thuộc xã Hành Phước - huyện Nghĩa Hành. Từ đó đạo Thiên chúa bắt đầu phát triển ở Quảng Ngãi; các họ đạo và nhà thờ được xây dựng như các nhà thờ Châu Me, Kỳ Thọ, Cù Và, Chà Là… các nhà thờ cũa nhất ở Quảng Ngãi đóng ở Trung Sơn (huyện Bình Sơn) bầu gốc, Phú Vang (huyện Mộ Đức).

Theo báo cáo của Đức Giám mục Băng nơ ta (Ben netat) thì năm 1784 toàn tỉnh Quảng Ngãi có 2.000 giáo hữu và được chia thành 12 họ đạo.

Giáo lý Công giáo hướng về đất chúa toàn năng và răng người ta hướng thiện tránh những điều sai trái tầm thường. Nhưng trong quá trình du nhập vào Việt Nam không ít cố đạo và giáo dân và bị thực dân, đế quốc lợi dụng vào mục đích chính trị của chúng. Do vậy quá trình phát triển của công giáo cũng thăng trầm theo lịch sử khiến đạo không khỏi có một số tổn thất về tinh thần và nhân mạ, làm người theo đạo chân chính phải đau lòng. Thời nhà Nguyễn các vương triều từ Gia Long đến Tự Đức đã có nhiều sắt chỉ, bài bát, cấm đoán việc truyền đạo Thiên Chúa, các xứ đạo của Quảng Ngãi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Từ thập niên 20 đến 60 của thế kỷ 20 Thiên chúa ở Quảng Ngãi phát triển khá mạnh. Đến thời Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài Gòn lại tìm cách mua chuộc, lợi dụng Công giáo như tăng uy thế chính trị, thế lực kinh tế và cơ sở vật chất, số lượng tín đồ Công giáo cũng tăng dần. Đến năm 1968 toàn tỉnh có 36.387 tín đồ Công giáo.

Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng ở Quảng Ngãi các nhà thờ lớn như nhà thờ Trần Hưng Đạo, nhà thờ Phú Hòa và nhiều nhà thờ khác vẫn được tôn trọng, được hành đạo bình thường. Tuy nhiên do vấn đề lịch sử để lại (chính sách chia rẻ lương giáo của thực dân Pháp) nên giáo dân ở Quảng Ngãi có một số người chưa hòa nhập với chế độ mới.

Năm 1980 các giáo mục cả nước đã tổ chức Hội nghị để thống nhất đường lối của giáo hội. Giáo dân Công giáo Quảng Ngãi sống hòa nhập với phương châm “sống phúc âm trong lòng dân tộc” để phục vụ lợi ích đồng bào, tích cực tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Tính đến tháng 6/2009 đạo Công giáo ở Quảng Ngãi có 9386 tín đồ, 13 linh mục, 2 nữ tu, 25 cơ sở (có 15 cơ sở đang hoạt động)

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)