Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 27 - 33)

Trước khi tiếp cận vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo, chúng ta cần tìm hiểu pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung và từ đó nhận diện nó trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

Nghiên cứu các vấn đề về Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa không thể tách rời vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì bản chất của Nhà nước sẽ được biểu hiện như thế nào? Sức mạnh của Nhà nước được củng cố tăng cường đến mức độ nào? Hiệu lực của Nhà nước, hiệu lực của pháp luật được phát huy ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố pháp chế. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa là vấn đề rất có ý nghĩa lý luận và thực tiển.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một lĩnh vực được nghiên cứu khá sâu sắc trong khoa học pháp lý của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và hiên nay. Dựa vào những nguyên lý cơ bản của Lênin các nhà khoa học pháp lý của Liên Xô đã xây dựng khái niệm mới về pháp chế “cách mạng” pháp chế xã hội chủ nghĩa. Cơ sở để thiết lập pháp chế xã hội chủ nghĩa là hệ thống pháp luật của Nhà nước kiểu mới. Nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa được các nhà khoa học pháp lý tập trung nhấn mạnh ở những điểm chủ yếu, đó là:

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự đòi hỏi sự tuân thủ và chấp hành pháp luật đối với các cơ quan Nhà nước, cán bộ nhân viên trong các cơ quan Nhà nước và các tổ chức và nhân viên của các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân.

Nghiên cứu lý luận pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay cho thấy trong giới khoa học pháp lý có rất nhiều quan điểm khác nhau sự khác nhau đó bắt nguồn từ sự nhìn nhận vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa ở những góc độ khác nhau. Rộng hay hẹp, tổng thể hay ở từng lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Ở góc độ tiếp cận, khi nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ và thực hiện pháp luật thì pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là: sự đòi hỏi sự tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh của các chủ thể.

Từ điển luật học cho rằng: “Pháp chế là sự tôn trọng tuân thủ chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân” [48, tr.603]

Trong tài liệu học tập môn lý luận chung Nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và pháp luật trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì: “Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ thực hiện pháp luật nghiêm minh, thống nhất và tự giác của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, cán bộ công chức Nhà nước và mọi công dân” [24, tr.293].

- Khi nhấn mạnh yếu tố cơ sở của pháp chế là pháp luật thì pháp chế được hiểu là pháp luật trong cuộc sống của nó, tức là trạng thái đang tác động vào đời sống xã hội của pháp luật.

- Ở góc độ tiếp cận với phạm vi rộng hơn, PGS,TS Phạm Hữu Nghị cho rằng: “ Pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật; là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và mọi công dân”[53, tr.526]

- Trong định nghĩa này chúng ta thấy có hai nội dung đáng chú ý:

Một là, sự hiện diện của hệ thống pháp luật cần và đủ cho sự tồn tại của một trật tự

pháp luật.

Hai là, Nhà nước, cơ quan Nhà nước, công chức Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế và tất cả công dân trong mọi hoạt động của mình đều phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật.

Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi định nghĩa về pháp chế xã hội chủ nghĩa phản ánh tương đối đầy đủ nọi dung của khái niệm này là định nghĩa sau đây:

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặt biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên Nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác [52, tr.524-525]

Quan niệm này đã mở rộng phạm vi nội hàm của khái niệm pháp chế, coi pháp chế là chế độ pháp luật, đồng thời trong chế độ này chức đứng tư tưởng tôn trọng, thực hiện nghiêm minh pháp luật của các chủ thể pháp luật. Quan niệm này khẳng định muốn có pháp chế trước hết phái có pháp luật, đồng thời pháp luật đó phải thể hiện tính công bằng

và phải đạt đến một trình độ văn minh nhất định- đó là sự bình đẳng của các chủ thể trước pháp luật.

Pháp chế không chỉ thuần túy là hiện tượng pháp luật mà còn là hiện tượng chính trị- xã hội của một chính thể nhất định. Do vậy, cần phải xem xét hiện tượng pháp chế trên khía cạnh chính trị- xã hội pháp lý. Pháp chế còn có tư cách như là một phương thức quản lý Nhà nước đối với xã hội.Điều 12 Hiến pháp 1992 qui định: “ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”[47]. Điều này khẳng định rằng pháp chế là một trong những phương thức quản lý của Nhà nước đối với xã hội, trong đó công cụ quản lý của các cơ quan Nhà nước là pháp luật và phải tuân thủ theo pháp luật. Điều 12 Hiến pháp 1992 còn yêu cầu: “Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật… Mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công nhân đều bị xử lý theo phápluật” [47].

Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa phải nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện đẩy đủ các qui định của pháp luật. Sự chấp hành pháp luật có liên quan trực tiếp đến trình độ học vấn, ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Khi khả năng nhận thức pháp luật đạt đến trình độ thống nhất, khi đó “tình cảm pháp luật” được nâng thành quan điểm, tư tưởng chỉ đạo hành vi chủ thể thực hiện một cách tự giác và hợp pháp.

Một trật tự xã hội ổn định mà ở đó con người sống và làm việc theo pháp luật là yếu tố quan trọng để củng cố và tăng cường pháp chế. Khi đế cập đến Nhà nước xã hội chủ nghĩa là phải nhấn mạnh rằng đó là Nhà nước của một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa chân chính, một nền pháp chế vì con người, tuy nhiên trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng không phải không có vi phạm pháp luật. Do vậy, một yếu tố rất quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa là mọi hành vi vi phạm pháp luật đến phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật, đối với hoạt động tôn giáo cũng vậy, vấn đề này được qui định rất rõ tại Điều 2 Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 03/3/2005 của Chính phủ “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”.

Nghiêm cấp việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập thống nhất đất nước; kích động hoặc tuyên truyền chiến tranh, truyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe,nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo qui định của pháp luật” [7, tr.1-2].

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì pháp chế xã hội chủ nghĩa có những nội dung đặc trưng riêng, cụ thể và tạo thành pháp chế trong lĩnh vực ấp. Trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo pháp chế cũng có những đặc trưng riêng, những đặc trưng ấy có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiển to lớn trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở lĩnh vực này.

Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là pháp luật về tôn giáo. Do đó, pháp chế ở lĩnh vực này có những đặc điểm khác biệt so với pháp chế ở các lĩnh vực khác đời sống xã hội.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo, không tồn tại độc lập và cũng không tách rời pháp chế xã hội chủ nghĩa bởi vì trong hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại hiều loại quan hệ pháp luật đan xen khó có thể phân biệt một cách rõ ràng, cho nên trong quá trình nghiên cứu “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo’’ phải đặt nó trong sự thống nhất chung.

Để làm rõ khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo có thể tiếp cận từ các khía cạnh sau:

Một là, không thể đưa khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa vào lĩnh vực quản lý

Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo vì như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc thống nhất của pháp chế trên phạm vi toàn quốc, Pháp chế xã hội chủ nghĩa là thống nhất và chỉ có một nền pháp chế mà thôi.

Nếu quan niệm pháp chế trong Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là biểu hiện cụ thể của pháp chế xã hội chủ nghĩa, thì chỉ cần nghiên cứu các chủ thề của pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này như

thế nào, từ đó đưa ra các giải pháp tác động để các chủ thể này thực hiện hành vi của mình phù hợp với yêu cầu của pháp luật thì được hiểu là pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo, nhưng với cách tiếp cận này thì rất khó nhận biết đươc mối quan hệ hữu cơ giữa xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật, Từ đó dẫn đến việc đưa ra các giải pháp bảo đảm tăng cường pháp chế trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo sẽ rất khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, việc hình thành pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng

pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là việc đưa thêm nội dung mới vào nội hàm của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Như vậy, vừa bảo đảm tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa có khái niệm riêng mà vẫn thể hiện tính liên hoàn trong các yếu tố xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

Cơ sở hình thành pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và các chủ thể khác nhau tham gia vào quan hệ này phải tuân thủ, thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để pháp luật, các hành vi phù hợp với qui định pháp luật của các chủ thể tạo nên nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

Từ khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa và những phân tích ở trên có thể định nghĩa pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo như sau: “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là một bộ phận cấu thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, trong đó Nhà nước thống nhất quản lý và bảo vệ các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo bằng pháp luật. Tất cả các cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế, các cán bộ công chức, viên chức Nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo một cách nghiêm minh triệt để, chính xác. Mọi hành vi vi phạm pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh”

Từ định nghĩa trên cho thấy, pháp chế trong lĩnh vực quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo gồm 3 nội dung sau:

Một là, xây dựng và ban hành đồng bộ và toàn diện pháp luật về tín ngưỡng, tôn

giáo.

Hai là, tổ chức thực hiện pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo một cách nghiêm minh

triệt để chính xác.

Ba là, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo.

1.2.2. Đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 27 - 33)