Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật cho cán bộ công chức, dồng bào có đạo và nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 107 - 112)

chức, dồng bào có đạo và nhân dân

Pháp chế là sự đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, cán bộ công chức nhà nước và mọi công dân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh pháp luật. Đòi hỏi này của pháp chế là cơ sở để khẳng định rằng: xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật là rất quan trọng, nhưng cũng chỉ là bước đầu, khó khăn nhất là việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, biến pháp luật thành hoạt động thực tiễn của nhân dân. Vì vậy, sau khi nhà nước ban hành pháp luật, việc tổ chức thực hiện pháp luật giữ vai trò quan trọng trong quá trình củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tình trạng của pháp chế tùy

thuộc vào trình trạng hiện hành của pháp luật, nghĩa là pháp luật phải được tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh trong cuộc sống.

Như đã phân tích, để thực sự có một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa thì cần có hai yếu tố đó là:

- Sự hiện diện của một hệ thống pháp luật, mà hệ thống pháp luật này phải đảm bảo là điều kiện cần và đủ cho sự tồn tại của một trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa và kỷ luật của mọi tổ chức.

- Sự đòi hỏi tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhân viên Nhà nước và mọi công dân. Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giào cũng không nằm ngoài những đòi hỏi chung của việc xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, nghĩa là cũng đòi hỏi có sự đáp ứng của hai yếu tố trên.

Thứ nhất, về sự hiện diện của một hệ thống pháp luật, mà hệ thống pháp luật này

phải đảm bảo là điều kiện cần và đủ cho sự tồn tại của một trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa và kỷ luật của mọi tổ chức.

Ở yếu tố này đòi hỏi các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ở tầm vĩ mô phải xác định một chiến lược tổng thể nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh làm điều kiện pháp lý cho sự tồn tại của một trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, về sự đòi hỏi tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt

động của bộ máy Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhân viên Nhà nước và công dân.

Yếu tố thứ hai này đòi hỏi một trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cao của các nhân viên công nhân viên chức nhà nước và công nhân.

Ý thức được pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và páp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp lý hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội.

Hiệu quả của việc chấp hành pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định về mặt chủ quan đó là chấp hành pháp luật. Do đó vấn đề ý thức pháp

luậtgiữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc áp dụng pháp luật. Để áp dụng đúng đắn nội quy pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu biết chính xác nội dung và yêu cầu của pháp luật đó, đồng thời phải giải thích và làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của pháp luật ấy. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở để củng cố, phát biểu và nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Từ thực tiễn cho thấy, cải cách bộ máy nhà nước, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải đi đôi với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức pháp luật và trình độ văn hoá pháp lý cho cán bộ, công chức và nhân dân. Cả ba nhân tố này được tăng cường đồng bộ, phát triển hài hoà thì cải cách bộ máy nhà nước mới có hiệu quả, dân chủ hoá mới đi vào cuộc sống một cách lành mạnh, và có như vậy mới thể hiện từng bước xây dựng và hoàn thiệ nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực tiến đổi mới hơn hai mươi năm qua ở nước ta nói chung và ở Quảng Ngãi nói riêng có thể nhận thấy rằng, ý thức pháp luật và trình độ văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức và nhân dân đã được nâng cao tương xứng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập sâu rộng và nền kinh tế thế giới với chính sách đối ngoại rộng mở trên cơ sở đó tôn trọng các nguyên tắc pháp luật quốc tế chưa bao giờ số lượng các văn bản pháp luật được nhà nước ta ban hành nhiều như những năm gần đây. Hàng năm đạo luật và pháp lệnh mới ra đời hướng tới điều hành hầu hết tất cả các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống - xã hội. Trong lúc đó trình độ nhận thức pháp luật và văn hóa pháp lý của cán bộ, công chức và nhân dân chưa được nâng lên ngang tầm với sự đổi mới của hệ thống pháp luật. Đại đa số nhân dân vẫn còn ở trong tình trạng yếu kém về hiểu biết pháp luật. Vì vậy, giáo dục pháp luật nhằm hình thành làm sâu sắc, mở rộng hệ thống tri thức pháp luật hình thành tình cảm, lòng tin đối với pháp luật và thói quen xử lý hợp pháp tích cực cho mỗi cá nhân và toàn xã hội đóng một vai trò quan trọng giúp cho người dâ n quan tâm đến pháp luật xây dựng động cơ đúng đắn trong việc thực hiện pháp luật tích cực đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật.

Vai trò quan trọng của giáo dục pháp luật là ở chỗ nó nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, xây dựng tính cảm pháp lý và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Mục đích cuối cùng là tạo ra động lực tư tưởng chung của toàn xã hội thúc đẩy hành động nhất quán theo

một trật tự chung mà pháp luật quy định. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu là những hành vi vi phạm.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một loại công việc rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều phương pháp và hình thức phong phú hợp với từng loại đối tượng khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể trong mỗi giai đoạn nhất định. Có thể nói rằng, việc tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật phải bắt đầu từ việc nhận thức, thống nhất và đúng đắn về vấn đề này. Xuất phát từ nội dung của pháp luật nói chung và đặc biệt là pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, bộ luật dân sự và pháp lệnh khác có liên quan đến lĩnh vực tôn giáo nói riêng, phải coi công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp lý là một bộ phận trong hệ thống giáo dục nói chúng, và là trách nhiệm của các cư quan tổ chức trong hệ thống chính trị. Trọng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, kiến thức pháp luật phải đặt ngang hàng với kiến thức và thông tin về các vấn đề xã hội và cuộc sống để tuyên truyền cho nhân dân đồng bào có đạo cũng như không cho đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, và kể cả các cán bộ công chức các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

Từ mục đích của việc giáo dục pháp luật cần xác định rõ đối tượng nội dung cụ thể cần được giáo dục tuyên truyền, phổ biến pháp luật mới đề ra được hình thức, phương pháp thích hợp.

Trước tiên, cần tiếp xúc đẩy mạnh quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo và cơ liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo nhằm làm chuyển biến hơn nữa nhận thực và hành động của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị, đầu tư thoả đáng cho công tác phổ biến pháp lệng tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định số 22/2005/NĐ-CP của chính phủ cho cán bộ và chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 7/1/2007 của chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Quyết định 37/2008/QĐ/TTg ngày 12/3/2008 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008 đến năm 2012 trên cơ sở đó Tỉnh uỷ Quảng Ngãi cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và

pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng cho từng giao đoạn. Trên cơ sở đó chỉ đạo ban tuyên truyền giáo và ban dân vận tỉnh uỷ kết hợp với chủ trì phối hợp với chính quyền, sở nội vụ, sở văn hoá thể thao-du lịch, sở truyền thông–thông tin, đài phát thanh - truyền hình bác Quảng Ngãi, sở tư pháp, trường chính trị tỉnh, các đoàn thể trong tỉnh xây dựng chương trình hoạt động cụ thể theo chức năng của minh để phối hợp tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức, đồng bào có đạo và nhân dân. Trong quá trình đó cần chú ý tói một số vùng và đối tượng có tính đặc biệt như: 06 huyện miền núi, 01huyện đạo nơi trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng sâu, vùng xa.; chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo để xây dựng chương trình và phương pháp cho phù hợp.

Đối với đồng bào 06 huyện miền núi và 01 huyện đảo trình độ học vấn thấp nên cần có các biện pháp tuyên truyền thích hợp như: tuyên truyền thông qua báo nói, báo viết báo hình, tuyên truyền bằng tờ rơi, tuyên truyền qua những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, trưởng bản, trưởng thôn, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật thành mạng lưới từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật theo từng chuyền đề cho từng loại đối tượng, thành lập các trung tâm hỗ trợ pháp lý cho người dân ở những địa phương này. Đặc biệt cần lồng ghép việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong các lễ hội diên ra hàng năm như: Ngày hội văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Quảng Ngãi, lễ hội cầu ngư, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện Đảo Lý Sơn. Bên cạnh công tác tuyên truyền phải sử dụng đồng bộ các giải pháp nhằm từng bước nâng cao trình độ học vấn của nhân dân ở những địa phương này.

Đối với nhân dân ở những vùng có trình độ học vấn tương đối cao, đồng đều tuyên truyền pháp luật cần chú ý đi sâu phân tích các nội dung của quy phạm pháp luật, phân tích các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, đồng thời phát huy tinh thần tự giác trong đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời có thái độ tích cực trong phòng chống các vi phạm pháp luật.Thường xuyên mở rộng các hình thứ tuyên truyền theo chuyển đề, xây dựng phong trào tìm hiểu pháp luật sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Đối với chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo, cần chú trọng tuyên truyền sâu rộng pháp luật về tôn giáo bằng hình thức mở các lớp phổ biến, tuyên truyền tại các cơ

sở tôn giáo để nâng cao hiểu biết đối với các quy định hiện hành của nhà nước về lính vực tôn giáo từ đó có những hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, thường xuyên nhắc nhở các chức sắc của các tôn giáo cần nêu cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù nhằm chống lại đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta. Thông qua các kỳ sinh hoạt tập trung của các tôn giáo như hội đồng bồi linh, bồi dưỡng giáo lý an cư kiết hạ, hội giáo như hội nghị sơ kết, hội nghị cư sỹ, để phổ biến pháp luật về tôn giáo.

Đối với cán bộ công chức, mở các hoạt động tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức trong tỉnh việc nâng cao kiến thức pháp luật vào chương trình công tác cán bộ công chức. Đồng thời tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật theo các chuyên đề, tăng thời lượng phát sóng chương trình “tìm hiểu pháp luật” trên đài phát thanh – truyền hình tỉnh, mở chuyên mục tìm hiểu pháp luật trên các báo, tạp chí của tỉnh… đảm bảo cho các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng đối với đông đảo quần chúng nhân dân và cán bộ công chức trong tỉnh.

Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải biết kết hợp với giáo dục đạo đức, làm sáng tỏ giá trị đạo đức của các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo nói riêng để các chủ thể chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Như vậy, cùng với việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác tuyên truyền, gáo dục ý thức pháp luật trong cán bộ công chức và nhân dân nói chung tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật đối với cán bộ công chức, chức sắc, nhà tu hành tín đồ các tôn giáo và nhân dân về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng có ý nghĩa quan trọng để tăng cường pháp chế trong quá trình quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)