0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Những bảo đảm về kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI H (Trang 38 -39 )

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là hiện tượng chính trị - xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc bởi vậy nó chịu tác động rất lớn bởi cơ sở kinh tế. Sự phát triển của kinh tế là yếu tố tác động đến pháp chế. Pháp luật chịu sự quyết định cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ cấu kinh tế quyết định cơ cấu của pháp luật trong đó có pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo.

Kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định được thể hiện ba yếu tố: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động, ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định, bởi lẽ ai nắm được tư liệu sản xuất trong tay người đó sẽ quyết định việc tổ chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.

Ở nước ta, trước đổi mới (năm 1986) cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, đã có biểu hiện vận dụng chưa đúng qui luật về ‘sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Điều này thể hiện ở việc chủ quan,

nóng vối trong việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà không tính tới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Việc thiết lập nền kinh tế một thành phần dựa trên một quan hệ sản xuất thuần nhất xã hội chủ nghĩa, đẩy quan hệ sản xuất vượt lên quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã thể hiện điều này. Mô hình này đã phát huy tác dụng tích cực trong việc huy động sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng sau thống nhất đất nước (30/4/1975) chúng ta đã kéo dài mô hình này làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nay là kinh tế thị trường định hường xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Từ cơ chế này nền kinh tề thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã có sự tham gia của các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức. Cùng với việc dựa trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu, Nhà nước sẽ quản lý kinh tế nhằm kết hợp giữa sự tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, vừa khuyến khích làm giàu một cách hợp pháp, vừa cố gắng xóa đói giảm nghèo.

Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển theo xu hướng thống nhất, năng suất lao động ngày càng cao tạo khả năng nâng cao mức sống, thỏa mãn như cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, trình độ dân trí ngày càng cao, cơ sở vật chất xã hội ngày càng phát triển tốt hơn. Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho mỗi hoạt động của con người Nhà nước và xã hội. Là những bảo đảm về kinh tế cho pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI H (Trang 38 -39 )

×