Những bảo đảm về pháp lý

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 39 - 42)

Những bảo đảm về pháp lý đối với pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo gồm các yếu tố:

Một là, chất lượng của pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với hoạt

Pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật và pháp chế là hai khái niệm rất gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặc chẽ và có tác động lẫn nhau. Pháp chế là một phạm trù thể hiện những yếu tố cần và sự đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. pháp luật chỉ có phát huy thực hiện lực của mình điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của một nền pháp chế và ngược lại chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và kịp thời thể chế hóa những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước.

Pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cũng vậy muốn được thực hiện tốt thì phái có hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tốt, đồng bộ, thống nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, là cơ sở cho việc phân loại, phòng ngừa, ngăn chặn dẫn đến xóa bỏ các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy việc ảnh hưởng đến pháp chế bên cạnh yếu tố chất lượng pháp luật còn nhiều yếu tố khác.

Hai là, ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tín ngưỡng, tôn

giáo.

Ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được nâng cao thì việc đảm bảo pháp chế cũng được nâng cao.

Pháp luật được ban hành nhằm để điều chỉnh các quan hệ xã hội, phát triển theo những hướng nhất định. Nhưng mục đích điều chỉnh của pháp luật được thể hiện thông qua những hành vi xử sự cụ thể của con người và các tổ chức xã hội, trong đó việc xử sự tự giá của công dân theo yêu cầu của pháp luật là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất để cho pháp luật được phát huy hiệu lực; khi pháp luật phát huy được hiệu lực thì pháp chế ngày càng được đảm bảo.

Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của công dân và thái độ của họ đối với các qui định của pháp luật, cho nên ý thức pháp luật được nâng cao thì tinh thần tôn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yếu cầu của pháp luật ngày càng được đảm bảo.

Ba là, mức độ hoàn thiện trong tổ chức bộ máy làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Bộ máy Nhà nước được thành lập nhằm thể hiện chức năng quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật qui định. Hệ thống bộ máy làm công tác tôn giáo được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất dưới sự chỉ đạo của Chính phủ.

Theo qui định tại Nghị định số: 91/2003/NĐ-CP ngày 18/3/2003 Chính phủ thì cơ cấu tổ chức của bộ máy làm công tác tôn giáo cần: Ở Trung ương có Ban tôn giáo Chính phủ là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước Ở cấp tỉnh và thành trực thuộc Trung ương có Ban Tôn giáo trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo. Ở cấp Huyện và tương đương căn cứ vào đặc điểm, khối lượng công việc quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện để thành lập phòng tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ở cấp xã không có tổ chức độc lập mà phân công một ủy viên Ủy ban nhân dân kiên nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn .

Bốn là, năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm công tác tôn

giáo.

Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Muốn công việc được tốt phải có đội ngũ cán bộ công chức tốt, có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức để đáp ứng yêu cầu của công tác tôn giáo, ngược lại sẽ cho công tác tôn giáo không phát huy được tính tích cực của nó. Nhận thức vấn đề này Ban tôn giáo đã trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và cán bộ công chức quản lý Nhà nước về tôn giáo”. (Giai đoạn 2006-2010). Đề án này đã được Thủ tướng Chinh phủ phê duyệt tại Quyết định số:83/2007/QĐ-TTG ngày 08/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: Nhằm trang bị đầy đủ kiến thức lý luận chính trị, quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn cán bộ, công chức, từng bước hoàn thiện, thể chế hóa đội ngũ cán bộ công chức theo từng bước chức danh của cơ quan quản lý Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và các Trường Chính trị các cấp về hoạt động tôn giáo, tạo ra sự chuyển biến căn bản và nhận thức về tôn giáo và kiến thức, kỷ năng, nghiệp vụ công tác tôn giáo của đội ngũ cán bộ công chức nói chung; đặc

biệt ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có vấn đề tôn giáo mới phát sinh nhằm năng cao năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị và khả năng xây dựng, tổ chức và thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Năm là, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện công tác

tôn giáo.

Để đảm bảo pháp chế trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật chủ động xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên trao đổi thông tin và nhiệm vụ, tránh trình trạng chồng chéo khi thực hiện hoặc đùn đẩy trách nhiệm thực hiện không đúng chức năng thẩm quyền gây tình trạng xấu trong công tác tôn giáo.

Cơ chế phối hợp giữa hai cơ quan, tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến việc bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo, nếu được thực hiện tốt, nghiêm minh chính xác kịp thời sẽ là nền tảng cho pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Sáu là, hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền.Việc thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo chống tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo. Trong đó việc chủ động nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách để kiến nghị với các cơ quan Nha nước có thẩm quyền cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)