Pháp chế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được cũng cố và tăng cường trên cơ sở của một hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, phản ảnh đúng những đặc điểm của kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn cụ thể. Để có được một hệ thống pháp luật như vậy phải thực hiện những biện pháp như: phải thường xuyên tiến hành hệ thống hóa pháp luật và loại bỏ những qui định pháp luật trùng lặp, mâu thuẩn, lạc hậu, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng thành các quy phạm pháp luật, có kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, kỹ thuật xây dựng pháp luật để đảm bảo cho hệ thống các văn bản pháp luật được mang tính khoa học và đạt trình độ kỹ thuật cao.
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là yêu cầu khách quan và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thì điều kiện tiên quyết là phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và thống nhất tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tôn giáo. Do đó yêu cầu trước tiên là phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tôn giáo. Không thể có một nền pháp chế vững mạnh nếu thiếu một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo mà cụ thể là sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và Nghị định số 22/2005/NĐ- CP của Chính phủ là công việc cần thiết hiện nay:
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 18/ 6/ 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004. Ngày 01/3/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một một số Điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
Pháp lệnh và Nghị định được ban hành thực sự là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm làm điều chỉnh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay tạo hành lan pháp lý thuận lợi cho việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, đồng thời là một trong những công cụ giúp cho công tác quản lý có hiệu lực cao hơn đạt hiệu quả.
Qua quá trình triển khai thực hiện có thể khẳng định Pháp lệnh và Nghị định nhìn chung đã đi vào cuộc sống, đa số đồng bào tín đồ, chức sắc, các tổ chức tôn giáo trong nước cũng như tổ chức quốc tế quan tâm đến tình hình tôn giáo Việt nam đánh giá cao chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và tín ngưỡng. Việc Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo”. Vào tháng 11 năm 2006 là một minh chứng. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện Pháp lệnh và Nghị định cho thấy một số nội dung cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi để ngày càng phát huy hiệu quả, hiệu lực mà trong xây dựng soạn thảo chưa lường hết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn không chỉ trong phạm vi đất nước mà còn bị các quan hệ xã hội của quốc tế điều chỉnh, do đó cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế.
Từ những phân tích trên, để bổ sung sửa đổi những bất cập trong pháp lệnh và nghị định cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa những quan điểm về công tác tôn giáo trong Nghị
quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và những quan điểm về tôn giáo trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi phân
biệt đối xữ vì lý do tôn giáo.
Thứ ba, mọi tôn giáo đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
Thứ tư, bảo đảm hoạt động tôn giáo chính đáng, hợp pháp, khuyến khích các hoạt
động tôn giáo ích nước, lợi dân.
Thứ năm, nghiêm cấm mọi hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động lợi dụng tôn
giáo phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống phá chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội phải bị xử lý nghiêm minh.
Trên cơ sở làm rõ thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi và những nguyên tắc nêu trên, chúng tôi nhận thấy cần tập trung hoàn thiện Pháp lệnh và Nghị định ở những nội dung sau đây:
Một là, nghiên cứu bổ sung những nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh
Bổ sung thẩm quyền quản lý hoạt động tín ngưỡng, tại Điều 9 của Pháp lệnh và Điều 3, Điều 4 của Nghị định chỉ quy định về quản lý đối với các lễ hội tín ngưỡng, mà không quy định cụ thể về thẩm quyền quản lý đối với các cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tại các cơ sở này.
Bổ sung Điều 17 của Pháp lệnh và mục 2 của Nghị định về việc thành lập, chia, tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở. Pháp lệnh và Nghị định chỉ quy định đối với tổ chức cơ sở là giáo xứ của đạo Công giáo, hội nhánh của đạo Tin Lành, các loại hình khác như: Giáo họ của đạo Công giáo, hội nhánh của đạo Tin lành có hoạt động xin được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chưa được quy định.
Nghiên cứu bổ sung điều 24 của Pháp lệnh, Điều 13 của Nghị định quy định về quản lý nhà nước đối với các trường hợp sau khi được thành lập hoặc đang hoạt động (việc chiêu sinh của nhà trường, nội dung và thời gian học môn lịch sử và pháp luật Việt Nam, giá trị pháp lý của các văn bằng do các trường cấp, …).
Bổ sung quy định về việc sinh hoạt tôn giáo cho người nước ngoài tại Việt Nam, trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại Việt Nam ngày càng nhiều và có nhu cầu tập trung thành nhóm riêng để sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, việc giải quyết nơi sinh hoạt tôn giáo riêng cho các đối tượng này gặp khó khăn vì chưa có quy định.
Bổ sung quy định điều chỉnh về việc một số học sinh Việt Nam tự túc ra nước ngoài du học chuyên ngành về tôn giáo, được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong chức, sau đó quay trở lại Việt Nam đăng ký hoạt động.
Bổ sung quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh, chưa có quy định thế nào là “chức việc” để quản lý đối tượng này.
Cần nghiên cứu bổ sung thêm Điều 12 của Pháp lệnh và Điều 6 của Nghị định về việc đăng ký hoạt động tôn giáo hằng năm đối với tổ chức tôn giáo không phải là cơ sở như: Ban trị sự Phật giáo cấp tỉnh, các cơ quan cấp toàn đạo của các tổ chức tôn giáo, …
Nghiên cứu bổ sung quy định về việc treo cờ tổ quốc cùng với cờ tôn giáo trong các lễ hội tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo.
Hai là, sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh và nghị định để có cách hiểu và
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 39 của Pháp lệnh “ Hội đàn tôn giáo, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo đã đăng ký và được phép hoạt động trước ngày pháp lệnh này có hiệu lực thì không cần đăng ký lại “Quy định này làm cho làm cho việc triển khai đăng ký dòng tu gặp nhiều khó khăn, vì một số dòng tu cho rằng đã hoạt động ổn định trước khi trước khi pháp lệnh có hiệu lực, mặc dù trước đó chưa đăng ký nhưng nay theo quy định này không cần phải đăng ký, và việc không đăng ký này chưa có quy định xữ lý nên rất khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.
Bổ sung quy định tại điều 22 pháp lệnh và điều 16 nghị định vì theo các quy định này việc phong chức, phong phẩm bổ sung, bầu cử, suy tôn trong tôn giáo do quy định chưa chi tiết nên có sự vận dụng khác nhau ở một số địa phương. Có địa phương yêu cầu tổ chức tôn giáo phải đăng ký trước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện, có địa phương yêu cầu ứng nhân phải qua trường đào tạo của tôn giáo.
Sửa đổi Điều 3 và Điều 27 của Pháp lệnh để tránh sự mâu thuẩn trong cách hiểu cụm từ “ cơ sở tôn giáo”
Ba là, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định trong pháp lệnh và nghị định
để cho những quy định này chi tiết hơn, cụ thể hơn giúp cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được thuận lợi hơn.
Cần bổ sung một số quy định chi tiết để có cơ sở pháp lý phân biệt giữa tín ngưỡng với tôn giáo và hoạt động mê tín dị đoan, quy định rõ số lượng tín đồ để được đăng ký công nhận hoạt động, quy trình cho đăng ký, quy trình công nhận, thẩm quyền của địa phương nơi các tổ chức tôn giáo xin công nhận và đăng ký hoạt động.
Nghiên cứu bổ sung quy định chi tiết về việc xem xét cho phép chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc. Nghị định chỉ dừng lại ở điều kiện cho chia tách là “số lượng tín đồ của các tổ chức tôn giáo trực thuộc đông, địa bàn hoạt động rộng khó quản lý” mà chưa lượng hóa được số lượng tín đồ cũng như phạm vi và địa bàn hoạt động.
Bổ sung quy định chi tiết về: Vấn đề đăng ký và quản lý hộ khẩu của những người vào tu, về chủ thể chịu trách nhiệm rong việc xin thành lập, chia, tách đăng ký người được phong chức, phong phẩm, quy định cụ thể việc xác định thế nào là “lớp bồi dưỡng” những người chuyên hoạt động tôn giáo, cần có quy định phân biệt giữa cuộc họp thường niên
với cuộc họp thông thường của tổ chức tôn giáo cơ sở, sửa đổi điều 33 của Nghị định vì trong đạo Công giáo và Tin lành tín đồ có thể được đào tạo để trở thành giáo sỹ.
Sửa đổi quy định về hoạt động tôn giáo tại các cơ sở thờ tự được xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa để tránh mâu thuẩn tranh chấp giữa người phụ trách cơ sở tôn giáo với ban quản lý di tích, bổ sung quy định để có căn cứ phân biệt công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo và phân cấp thẩm quyền quản lý đối với các công trình dân sinh phục vụ hoạt động tôn giáo.
Bốn là, loại bỏ hoặc sửa đổibổ sung một số quy định trong pháp lệnh và nghị định vì
đến nay không có tính khả thi hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.
Sửa đổi khoản 2 Điều 16 Nghị định vì: việc quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xét đăng ký các trường hợp được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử vào ban hộ tự chùa của đạo Phật, Ban cai quản đạo của đạo Cao đài …là không phù hợp, nên có quy định phân cấp việc này cho cấp huyện, sửa đổi khoản 1 điều 18 của pháp lệnh theo hướng phân cáp thẩm quyền chấp thuận việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cấp cơ sở cho cấp xã.
Nghiên cứu sửa dổi điều 32 và 33 của Nghị định điều chỉnh có hiệu quả việc chức sắc, nhà tu hành chưa được sự đồng ý của Ban tôn giáo- Bộ nội vụ tự ý ra nước ngoài dưới danh nghĩa để đi du lịch, chữa bệnh, thăm thân nhân nhưng thực chất là tham gia các lớp đâò tạo bồi dưỡng tôn giáo ở nước ngoài sau đó trở lại Việt Nam để hoạt động, quy định này hiện nay là không khả thi và chính quyền địa phương không có căn cứ pháp lý để xữ lý.
Sửa đổi Điều 33 của Pháp lệnh cho phù hợp với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, y tế.
Bãi bỏ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 29 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định vì: Việc quy định cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh (Sở Nội vụ) có ý kiến thống nhất bằng văn bản và có thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo là không phù hợp, đây là chức năng của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về xây dựng.
Sửa đổi lại quy định đối với vấn đề quyên góp trong tôn giáo tại Điều 28 của Pháp lệnh để đảm bảo sức dân.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Pháp lệnh và Nghị định vẫn còn có vấn đề phát sinh trong thực tiễn mà Pháp lệnh và Nghị định chưa có quy định như: việc chuyển nhượng, hiến tặng đất đai, cơ sở thờ tự, tôn giáo, vấn đề đào tạo, thuyên chuyển chức sắc từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Việc xử lý truyền đạo trái phép của các hệ phái tin lành chưa được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, hệ thống chế tài còn thiếu làm giảm hiệu lực trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo.
Từ sự phân tích trên, để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo nói riêng, chúng tôi đề nghị cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, kịp thời làm cơ sở cho việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong việc xây dựng các văn bản pháp luật, quy trình thủ tục tiến hành các thao tác pháp lý của cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan làm công tác tôn giáo nói riêng. Đối với những vấn đề bất cập trong các quy định của Pháp lệnh và Nghị định cần giao cho Ban tôn giáo chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan chuẩn bị các nội dung có liên quan để chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2010 việc xây dựng, ban hành “Luật về Tín ngưỡng, tôn giáo” là rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở nước ta hiện nay.