0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI H (Trang 63 -66 )

Theo các quy định tại Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về việc chuyển Ban thi đua - khen thường Trưng ương, Ban tôn giáo Chính phủ, Ban cơ yếu chính phủ và Bộ Nội vụ; Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ sau khi sáp nhập; Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thông tư số 04/2008/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn chưc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi có Quyết định số 34/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 về việc sáp nhập Ban tôn giáo tỉnh vào Sở Nội vụ và ngày 30/10/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định số 1895/QĐ- UBND thành lập Ban tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi.

Bộ máy làm công tác tôn giáo được tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Quản lý Cơ quan chuyên môn

Trong đó: Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, do cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp lập ra và được xác định là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cung cấp.

- Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình trong đó có lĩnh vực tôn giáo, bảo đảm việc thi hành pháp luật về tôn giáo và các văn bản khác của cơ quan Nhà nước cấp trên cũng như Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, đồng thời giám sát việc thi hành pháp luật của đơn vị cơ sở của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên đóng tại địa phương trong phạm vi vấn đề thuộc quyền quản lý lãnh thổ.

* Sở Nội vụ: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng

tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nội vụ gồm: Tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan hành chính; sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ; công chức; viên chức Nhà nước; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội; tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trú nhà nước; tôn giáo; thi đua – khen thưởng.

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.

Về công tác tôn giáo sở Nội vụ có nhiệm vụ quyền hạn sau:

UBND huyện Phòng Nội vụ

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo;

- Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Sở Nội vụ Quảng Ngãi hiện có: 48 biên chế (không kể hợp đồng); lãnh đạo sở có: 01 Giám đốc; 04 Phó Giám đốc (trong đó có 01 Phó Giám đốc phụ trách Ban tôn giáo trực thuộc Sở).

* Phòng Nội vụ: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, là cơ

quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; tôn giáo thi đua khen thưởng.

Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ:

Về công tác tôn giáo Phòng Nội vụ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Phòng Nội vụ cấp huyện ở Quảng Ngãi hiện nay theo cơ cấu: lãnh đạo gồm: 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng; biên chế của phòng Nội vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện, trong đó có 1 chuyên viên tôn giáo.

* Ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) hiện nay vẫn chưa có một cơ quan,

tổ chức nào làm công tác tôn giáo một cách độc lập, mà chức năng, nhiệm quản lý Nhà nước về tôn giáo ở cấp xã, tùy thuộc vào đặc thù của từng nơi vẫn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách và phân công một ủy viên ủy ban làm công tác tôn giáo cùng với nhiều công tác khác, chưa có cán bộ chuyên trách tôn giáo ở cấp xã.

Nhìn chung, bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo hiện nay đã có những đổi mới, cải cách, song quá trình thực hiện môhinhf ở cấp huyện và cấp xã vẫn thiếu sự ổn định. Công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo chưa được các cấp thực sự quan tâm; trong khi cán bộ làm công tac tôn giáo vừa thiếu lại vừa yếu, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm nhất là cấp huyện và xã, không được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tôn giáo và thường xuyên bị thay đổi nên việc nghiên cứu chủ trương, đường lối chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước chưa sâu dẫn đến lúng túng trong công tác tham mưu khi giải quyết công việc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI H (Trang 63 -66 )

×