ĐẢM BẢO PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 92 - 99)

NGÃI YÊU CẦU CẤP BÁCH HIỆN NAY

Thời đại ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế của thế giới đang có sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và do đó tôn giáo cũng biến động theo. Sự biến động ấy đang diễn ra theo mấy xu hướng chủ yếu sau đây:

- Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo:

Tôn giáo đang diễn ra khuynh hướng đa dạng hóa với tình trạng: bảo thủ và đổi mới thoái trào và phục hưng, xung đột và hòa giải, liên hợp và phân ly, cạnh tranh và hợp tác với nhiều loại hình, tính chất, đặc điểm và nhiều cách thức tổ chức khác nhau. Là một hình thái ý thức xã hội tôn giáo hóa biến động, đổi thay theo tồn tại xã hội; xu hướng đa dạng hóa tôn giáo được thể hiện rõ ở xu hướng phân ly, tách biệt từ những tôn giáo lớn

- Xu hướng thế tục hóa tôn giáo:

Thế tục hóa là quá trình thích nghi của giáo hội các tôn giáo với những điều kiện đang thay đổi của thế giới đương đại. Dưới tác động của toàn cầu hóa, xu thế thế tục hóa tôn giáo được nhiều người chú ý. “Thế tục hóa” ở đây bao hàm hai ý: Thứ nhất, “thế tục hóa” tức là phi thần thánh; thứ hai, “thế tục hóa” cũng có nghĩa là tôn giáo đang tích cực tiến vào thế giới, trở lại với hiện thực, trực diện với cuộc sống và đang cố gắng giải quyết những vấn đề của nhân gian. Xu hướng “thế tục hóa” đã thúc đẩy tôn giáo thâm nhập sâu rộng vào đời sống con người.

- Xu hướng dân tộc hóa tôn giáo:

Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, tôn giáo đang có xu hướng biến đổi cho phù hợp với phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc quốc gia. Hiện tượng trở về với tín ngưỡng truyền thống xảy ra không chỉ ở những dân tộc còn lạc hậu, chậm tiến mà cả một số nước phát triển và có nền văn minh lâu đời. Xu hướng dân tộc hóa

tôn giáo trước kia phổ biến diễn ra ở những nước có nguy cơ thâm nhập và bành trướng bởi tôn giáo ngoại lai, thì nay có biểu hiện lan sang nhiều nước.

- Xu hướng xuất hiện các giáo phái mới, trong đó có một số giáo phái phi nhân tính, phản văn hóa.

Trước các xu hướng vận động đa chiều của tôn giáo, người ta có lý do để lo ngại trước sự xuất hiện của những giáo phái lạ phản ánh tham vọng quyền lực hoặc phi nhân tính, phản văn hóa với những biểu hiện: khuyến khích tình dục, loạn luân, tự sát, bạo lực, … gây hậu quả xấu cho xã hội.

Như vậy, ở Việt Nam, ngoài theo các tôn giáo chính, các tín đồ còn tin theo tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, thờ cúng và vinh danh các anh hùng dân tộc, … làm cho các tín đồ gắn bó với cộng đồng dân tộc Việt nam hơn. Trong quá trình đổi mới trước những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo điều kiện cho các tín đồ được đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; điều đó đã có tác động không nhỏ đến đời sống tâm linh của các tín đồ tôn giáo cùng với sự thành công của chính sách đổi mới kinh tế đã làm cho đời sống vật chất của đồng bào có đạo ngày càng cao.

Tuy nhiên, ở nước ta các tôn giáo vẫn có xu hướng tiếp tục điều chỉnh, thích nghi hòa nhập vào đời sống xã hội, tranh thủ chính quyền, để củng cố giáo hội và mở rộng ảnh hưởng hoạt động của mình. Bên cạnh đó các thế lực thù địch không từ bỏ lợi dụng vấn đề tôn giáo để tuyên truyền chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Hoạt động chống phá cách mạng của chúng được “tôn giáo hóa” “quần chúng hóa” và “quốc tế hóa”. Nó làm cho công tác đấu tranh của cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn phức tạp, cụ thể là chúng đang tập trung vào một số ý đồ chính sau:

- Dương chiêu bài đấu tranh đòi “độc lập tôn giáo” để phụ họa với các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch nước ngoài chống phá nước ta; tạo ra sự nghi ngờ, gây nên sự bất mãn trong chức sắc, quần chúng tín đồ và tổ chức giáo hội đối với Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương.

- Đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, lấn lướt chính quyền để từng bước vô hiệu hóa chức năng quản lí Nhà nước tôn giáo. Đẩy chính quyền địa phương vào

sự đã rồi buộc phải thừa nhận. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì chúng lại kích động quần chúng tín đồ ra đối đầu với cơ sở.

- Núp dưới danh nghĩa vì lợi ích tôn giáo để đấu tranh đòi yêu sách và kích động quần chúng tín đồ chống đối chính quyền. Qua đó, gây ra các điểm nóng làm mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Tăng cường hoạt động từ thiện, xã hội để phát triển lực lượng, bành trướng thế lực của giáo hội. Đồng thời, khống chế, nắm giữ quần chúng tín đồ và tách họ khỏi ảnh hưởng của Đảng, Nhà nước, chính quyền cơ sở.

- Kích động quần chúng tín đồ tiến hành gây rối, tiến hành bạo động chính trị, lật đổ chính quyền hoặc ủng hộ những nhân vật đối lập trong các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu để loại bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản.

Những năm tới hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi sẽ diễn ra hết sức sôi nổi, tập trung vào những vấn đề sau:

- Các tôn giáo sẽ tăng cường hoạt động nhằm khuếch trương thanh thế, các giáo hội sẽ đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát triển, thu hút, tập hợp quần chúng tín đồ, quan tâm hoạt động truyền đạo trong giới trẻ, tăng cường chiêu sinh đào tạo chức sắc, nhà tu hành, chú trọng bồi đưỡng đội ngũ kế cận, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội, khám chữa bệnh miễn phí, phòng chống và khắc phục thiên tai bão lụt; tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức cá nhân tôn giáo nước ngoài để được hỗ trợ tăng nguồn kinh phí hoạt động.

- Vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự và tài sản có nguồn gốc tôn giáo vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.

- Các hệ phái tin lành sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động truyền đạo, lôi kéo quần chúng tín đồ bằng nhiều phương thức khác nhau. Đạ bàn được các hệ phái tin lành tăng cường hoạt động là sáu huyện miền núi của tỉnh - nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống.

- Chú trọng phát triển các hội đoàn tôn giáo mới đồng thời đấu tranh đòi khôi phục lại hệ thống giáo hội cũ.

Từ xu hướng biến động của các tôn giáo ở nước ta nói chung và những vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo ở Quảng Ngãi nói riêng, cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong thời gian đến là vô cùng phức tạp. Do đó việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi hiện nay là yêu cầu là cấp bách, xuất phát từ những yêu cầu cụ thể sau:

Một là, xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước phát quền của dân, do dân và vì dân.

Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay có lịch sử phát triển từ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đến Nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là quan điểm xuyên suốt được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và được thể chế hóa tại điều 2 Hiến pháp năm 1992 “ Nhà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đọi ngũ trí thức.

Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp giữ các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [47, tr.13].

Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng trưởng thành để thực sự trở thành một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Quá trình này gắn liền với quá trình vận đọng dân củ xã hội, xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo đảm và phát huy thực sự quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó Đảng là “hạt nhân” lãnh đạo, nhà nước là “trụ cột” của hệ thống chính trị, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng phải thực sự là lực lượng giám sát, phản biện xã hội và kiểm tra mọi hoạt động của chủ thể lãnh đạo, cầm quyền, quản lý và điều hành.

Ở nhà nước pháp quyền thì nhà nước đóng vai trò tối thượng, là công cụ quan trọng nhất của quản lý. Nhà nước pháp quyền phải được tổ chức và hoạt động theo tinh thần thượng tôn pháp luật, một hệ thống pháp luật kềm theo sức mạnh của chế tài theo đúng các chuẩn mực dân chủ, trong đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể

của quyền lực nhà nước, chủ thể ủy quyền để nhà nước do dân lập ra, dân kiểm soát là chủ thể đại diện quyền lực nhân dân, tiếp nhận và thực thi sự ủy quyền của dân để phục vụ dân, bảo vệ dân theo đúng tinh thần pháp luật.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng nhà nước pháp quyền là giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật, xây dựng được phương thức để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách hiệu quả trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Mối quan hệ này phải đáp ứng được yêu cầu: Nhà nước đặt ra pháp luật, nhưng pháp luật phải là căn cứ, cơ sở trong hoạt động của nhà nước, đồng thời là công cụ để kiềm chế quyền lực nhà nước. Rõ ràng, quyền lực nhà nước mà không có pháp luật thì trở nên vô nghĩa, nhưng nếu quyền lực ấy không bị kiềm chế bởi pháp luật thì có nguy cơ trở nên vô hạn và tất yếu dẫn đến lạm quyền. Vì vậy, điều 12 hiến pháp năm 1992 khẳng định

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật [47, tr.17].

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân điều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách thường xuyên, nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác, mọi hành vi vi phạm pháp luật điều phải được xử lý nghiêm minh.

Như vậy, giữa xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung, pháp chế trong quản lý nhà nước, pháp chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo nói riêng của các cơ quan nhà nước có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau: Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thì phải xây dựng được một nền pháp chế vững chắc, ngược lại muốn pháp chế được bảo đảm thì phải xây dựng nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó.

Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền và pháp chế thì phải có hệ thống pháp luật đầy đủ và phù hợp, và đặc biệt pháp luật phải ngự trị trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính tối cao của pháp luật phải chi phối trong các lĩnh vực hoạt động của các cơ quan

nhà nước, và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy, việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước là tấm gương phản chiếu đời sống chính trị - xã hội - pháp lý. Do đó, trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo cần phải hết sức nghiêm túc và chấp hành triệt để pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Hai là, xuất phát từ những yêu cầu tồn tại, bất cập và những vấn đề đặt ra của thực trạng pháp chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với tôn giáo hiện nay.

Qua phân tích thực trạng pháp chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở trên: Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Từ phân tích đánh giá thực trạng có thể xác định những thiếu sót còn tồn tại của pháp chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi là: Hệ thống pháp luật còn thiếu; chưa đồng bộ,chưa hoàn chỉnh, còn mâu thuẩn chồng chéo giữa các quy định nhất là về thẩm quyền, nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn, nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn lại chưa có quy định điều chỉnh như: Xây dựng vấn đề hiến, tặng tài sản của các tôn giáo, việc chức sắc nhà tu hành tự ý ra nước ngoài đào tạo được các giáo hội nước ngoài phong thánh sau đó quay về địa phương hoạt động...; Việc chấp hành luật về tôn giáo của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội này chưa nghiêm; Mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị chưa chặt chẽ và chưa có hiệu quả, những vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh, ...

Những hạn chế thiếu sót, bất cập nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, đòi hỏi cần phải được khắc phục kịp thời trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu đảm bảo lới ích hợp pháp của mọi công dân đồng bào có đạo, chức sắc, nhà tu hành và và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo ... Xây dựng nhà nước pháp quyền với xu thế hội nhập hiện nay thì việc khắc phục những tồn tại bất cập của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong

quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là yêu cầu cần thiết cấp bách hiện nay.

Ba là, xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, đất nước ta đang từng bước đạt được những thành tựu to lớn. Tình hình quốc tế và khu vực cũng như tình hình trong nước hiện nay đã và đang đặt ra cho sự nghiệp đổi mới của nước ta nhiều vận hội mới và thời cơ thuận lợi, bên cạnh đó cũng đi kèm không ít khó khăn và thách thức mới. Điều quan trọng

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)