0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tình hình phát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI H (Trang 46 -47 )

- Về kinh tế: Trong những năm qua kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng nhanh và

khá bền vững, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi theo hướng tích cực (công nghiệp- dịch vụ). Quảng Ngãi với khu kinh tế Dung Quất và Nhà máy lọc dầu đã trở thành vùng trọng điểm cùa kinh tế Miền Trung, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được tăng tưởng.

- Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (2007-2009) vượt đạt 21-22%. Trong đó cơ cấu các ngành trong GDP: Nông, Lâm, thủy sản là 22- 28%; Công nghiệp xây dựng là 38- 39%; dịch vụ là 33-34%. Thu nhập bình quân đầu người tính đến 6 tháng đầu năm 2009 là 835 USD.

Tuy tình hình kinh tế có bước phát triển khá nhưng chưa đồng đều, có một số huyện miền núi trong tỉnh đặt biệt là những huyện mới tách như Sơn Tây, Tây Trà thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa có sự phát triển đáng kể.

- Về Văn hóa- xã hội: Cùng với sự phát triển lĩnh vực văn hóa- xã hội đang từng

bước được thực hiện chuẩn hóa. Tỷ lệ xã phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học trung học cơ sở 91,6%; tỷ lệ hộ sử dụng điện 97%; tỷ lệ dân cư nông thôn dùng nước sạch 50%; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi 24%; số giường bệnh/1 vạn dân là 15,12; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,96%; tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm 33.500người/ 1 năm; do đạt được những kết quả trên nên số hộ đói nghèo theo tiêu chuẩn

mới đã giảm 10% so với năm 2006 (năm 2008 tỷ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới là 22%). Các tập tục lạc hậu lâu đời của một số huyện miền núi trong tỉnh đã và đang dần dần được xóa bỏ.

Bên cạnh những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế và xã hội vẫn còn có những khó khăn nhất định ảnh hưởng trực tiếp đến pháp chế trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo đó là:

- Kinh tế của tỉnh chỉ vừa mới phát triển mạnh trong 5 năm gần đây (2003-2008) thu nhập bình quân đầu người có tăng nhưng lại không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, cơ sở vật chất bước đầu chưa phục vụ tốt cho các cơ quan làm công tác tôn giáo, sự hiểu biết về pháp luật cũng như sự đảm bảo thực hiện pháp luật là rất hạn chế.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi và hải đảo (6 huyện miền núi, 1 huyện đảo) còn chưa được đầu tư mạnh là trở ngại lớn đối với công tác quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về tôn giáo nói riêng.

- Trình độ dân trí không đồng đều dân trí thấp ở các vùng miền núi và hải đảo làm hạn chế khả năng nhận thức và hiểu biết pháp luật của dân cư ở các khu vực này.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị ở cơ sở nói riêng tuy đã nâng lên đáng kể nhờ các chương trình đào tạo, bối dưỡng của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định so với yêu cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI H (Trang 46 -47 )

×