GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 99 - 101)

Ở QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

Trong giai đoạn hiện nay vấn đề củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là một bộ phận rất quan trọng của pháp chế nói chung. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi nói riêng, bao gồm nhiều nội dung như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về tôn giáo… Các giải pháp đưa ra nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo phải quán triệt các quan điểm về cải cách tư pháp và hoàn thiện pháp luật nói chung, quan điểm về công tác tôn giáo trong tình hình mới nói riêng.

- Quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật tại nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bội chính trị (khóa IX)

- Thể chế hóa kịp thời, đúng đắn đường lối của Đảng cụ thể hóa các qui định của Hiến pháp về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.

Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.

Tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, với những bước đi vững chắc, coi trọng số lượng và chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, dự tình đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của thi hành pháp luật.

Quan điểm về chiến lược cải cách tư pháp tại Nghị quyết số: 49- NQ/TW ngày 02/ 6/ 2005 của Bộ chính trị “ Cải các tư pháp tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do đân và vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc tổ quốc gắn với sự đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan hỗ trợ tư pháp phải đặt dưới ự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.

Cải cách tư pháp phải có tính kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những

kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.

Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc [21, tr.17]

Quan điểm về công tác tôn giáo tại Nghị quyết số 25- NQ/ TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các dân tộc là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt bình thường theo đúng pháp luật.

Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng . Công tác tôn giáo là của cả hệ thống chính trị .

Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo qui định của pháp luật.

Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận, được hoạt động theo đúng pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng qui định của pháp luật.

Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các hình thức truyền đảo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Trên cơ sở các quan điểm về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi hiện nay, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 99 - 101)