0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI H (Trang 44 -45 )

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam trung bộ có tọa độ địa lý 140, 32, ,- 15025 vĩ Bắc, 1080 06- 1090 04, Kinh đông; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình sơn, Trà Bồng và Tây trà; Phía Nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các huyện Đức Phổ, Ba Tơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây trà, Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ, phía Tây Nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện Ba Tơ, phía Đông giáp biển đông, có bờ biển dài gần 130 km với năm cửa biển chính Sa Cần, Sa Kỳ, Cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh có diện tích tự nhiên 5.131,5 km2 bằng 1/7 diện tích tự nhiên cả nước. Bao gồm 14 huyện thành phố và là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm miền trung.

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung trung bộ với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đông đền địa hình miền núi ở phía Tây. Miền núi chiếm khoảng ¾ diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đồng bằng nhỏ hẹp, cấu tạo địa hình Quảng Ngãi gồm các cấu tạo đá biến chất, đá Maga xâm nhập phun trào và cấu thành tầm tích có tuổi từ Tiền Cam Bry đến địa tứ. Địa hình Quảng Ngãi phân dị theo hai hướng chính là: Địa hình hướng kinh tuyến và địa hình hướng vĩ tuyến.

Giống như các tỉnh miền trung khác, địa hình Quảng Ngãi nhìn chung có dạng đẳng thước và được hình thành 4 vùng rõ rệt: Vùng rừng núi, vùng trung du, vùng vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển.

Vùng rừng núi tiếp giáp với phía đông trường sơn, bao gồm chủ yếu ở các huyện miền núi: Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ tất cả 6 huyện Miền

núi trong tỉnh có diện tích 391, 192 ha, chiếm 2/3 diện tích đất đai trong tỉnh, có nhiều rừng núi cao trùng điệp, các khối núi đều có bề mặt đỉnh cao từ 1000-1500m những nơi giáp đồng bằng độ cao chỉ còn 200-300m.

Vùng trung du: có diện tích 1.170 ha chiếm 0.3% diện tích đất đai toàn tỉnh, dùng để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày, diện phân bổ chủ yếu ở rìa rừng phía Tây Tây Bắc và Tây Nam, bề mặt địa hình có hướng chung về phía đông.

Vùng đồng bằng: nhỏ hẹp, nhưng đa dạng về hình thái, có diện tích khoảng 150,678ha, địa hình bề mặt khá bằng phẳng nghiên thoải về phía Đông, độ cao từ 2-20m, thích hợp với trồng cây lương thực công nghiệp ngắn ngày, đặt biệt là cây mía, vùng đồng bằng là nơi chứa đựng lượng nước ngầm lớn nhất trong tỉnh, đồng thời là nơi tàng trữ chủ yếu các nguyên liệu sứ, gốm (Kaolin) và nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (sét gạch ngói) với qui mô.

Vùng cát biển: diện tích hẹp khoảng 2.446,8ha, đất vùng này thích hợp với loài cây: khoai mì, khoai lang, dứa, rừng phi lao có tác dụng làm đai phòng hộ chống cát bay, bồi lấn. Cấu tạo cát ven biển gồm cát cát, cát bột, cát sét nguồn gốc biển, biển đầm lầy là vùng đất có tiềm năng to lớn để nuôi trồng thủy sản, đặt biệt là mô hình nuôi tôm trên cát phát triển khá phổ biến.

Biển Quảng Ngãi có thềm lục địa tương đối hẹp, nằm bên vùng nước sâu trũng của biển đông, bờ biển dài 130km tiềm năng du lịch và phát triển vận tải biển và các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, lọc hóa dầu. Quảng Ngãi có 1 huyện đảo Lý Sơn nằm ở phía Đông Đông Bắc của tỉnh có diện tích 9,97 km2, có vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng, Đồng thời là nơi có cảnh quan thiêng nhiên kỳ thú, nếu được đầu tư khai thác sẽ thu hút được nhiều khách du lịch. Đặt biệt ở đây còn lưu giữ nhiều bằng chứng lịch sử quan trọng khẳng định chủ quyền hai Hoàng đảo Trường Sa và Hoàng Sa xưa kia thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi, ngày nay thuộc Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI H (Trang 44 -45 )

×